Sau 10 phút ăn lẩu ở vỉa hè, 5 người bất ngờ bị ngộ độc, chuyên gia khuyến cáo thực phẩm nếu có dấu hiệu này tuyệt đối không ăn!

5 người nhập viện có dấu hiệu tím tái, khó thở, nôn, lả người, lạnh, huyết áp tụt, đồng tử giãn. Các bác sĩ đã xử trí xông dạ dày, thở oxy, bơm rửa đường tiêu hóa… theo phác đồ của cấp cứu ngộ độc.

Liên quan đến vụ nghi  khiến 5 người nhập viện xảy ra tại quán lẩu trên đường Thanh Niên, tổ 8, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn, ngày 18/10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn.

Sau 10 phút ăn lẩu ở vỉa hè, 5 người bất ngờ bị ngộ độc, chuyên gia khuyến cáo thực phẩm nếu có dấu hiệu này tuyệt đối không ăn! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thông tin ban đầu, sau 10 phút ăn lẩu và uống rượu tại quán lẩu nói trên vào tối 17/10, cả 5 người (gồm 3 nam, 2 nữ) đều có dấu hiệu hoa mắt, da mặt tái, khô miệng và nôn, 1 người bị lả đi tại chỗ.

Sau đó, 5 người này được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cấp cứu.

Tiếp nhận ban đầu, các nạn nhân có dấu hiệu tím tái, khó thở, nôn, lả người, lạnh, huyết áp tụt, đồng tử giãn. Bệnh viện đã huy động nhân lực xử lý xông dạ dày, cho nạn nhận thở ô-xy, bơm rửa đường tiêu hóa… theo phác đồ cấp cứu ngộ độc hàng loạt. Qua xử trí, chỉ số sinh tồn của những người này tạm thời ổn định.

Ngày 18/10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu tạm thời đình chỉ quán lẩu để điều tra, làm rõ nguyên nhân. Đơn vị lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm chuyển về Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia xét nghiệm.

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần cấp cứu kịp thời

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra do tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống không hợp vệ sinh nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây hại.

Các dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm thường xảy ra sau khi ăn thực phẩm nhiễm độc vài phút, vài giờ hoặc 1-2 ngày. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, ở mức độ nặng, người bệnh cần được sơ cứu đúng cách để đề phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

sau-10-phut-an-lau-o-via-he-5-nguoi-bat-ngo-bi-ngo-doc-chuyen-gia-khuyen-cao-thuc-pham-neu-co-dau-hieu-nay-tuyet-doi-khong-an

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, khi rơi vào những tình huống sau đây, có thể nghĩ đến nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm:

- Người vừa mới ăn xong và khởi phát bệnh ngay sau đó.

- Có từ hai người trở lên có biểu hiện triệu chứng bệnh tương tự nhau sau khi cùng sử dụng một loại thực phẩm nào đó, trong khi những người không ăn thì không bị bệnh.

- Các dấu hiệu gợi ý ngộ độc thực phẩm là đau bụng, đau đầu, chóng mặt, nôn ói, tiêu chảy, mệt mỏi, sốt...

- Quan sát thực phẩm thấy có biểu hiện nghi ngờ, như ôi thiu, có mùi lạ, xuất hiện giun sán.

4 biến chứng nguy hiểm của ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

Rối loạn thần kinh: Người bệnh nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, có thể nói ngọng; bị tê liệt cơ, gặp tình trạng co giật, đau đầu, chóng mặt.

Rối loạn tim mạch: Người bệnh có thể tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở, đau ngực.

Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Thấy máu và chất nhầy lẫn trong phân, đau bụng dữ dội và đau ở các vị trí khác như đau cổ, đau họng, đau ngực.

Sức đề kháng giảm sút: Sức đề kháng của người bị ngộ độc suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người lớn tuổi hoặc những người đang điều trị bệnh phải sử dụng các thuốc gây ức chế miễn dịch (đối với các bệnh lý về khớp, ung thư, dị ứng), người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh lý dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố,… thì tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn.

sau-10-phut-an-lau-o-via-he-5-nguoi-bat-ngo-bi-ngo-doc-chuyen-gia-khuyen-cao-thuc-pham-neu-co-dau-hieu-nay-tuyet-doi-khong-an

Ảnh minh họa

Làm gì để phòng ngộ độc thực phẩm

Cần cẩn trọng trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm để giúp bạn bảo vệ chính bản thân và người thân trong gia đình trước nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe trên. Cụ thể như:

- Chọn mua những thực phẩm tươi sống, còn hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng.

- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp, không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.

- Ăn uống hợp vệ sinh (không ăn thức ăn sống, hay nấu chưa kỹ, không ăn thức ăn để qua đêm…).

- Đảm bảo dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nơi chế biến thức ăn sạch sẽ.

- Đặc biệt không ăn những thực phẩm không biết về nguồn gốc, chủng loại nhất là cây thảo dược, nấm... vì có thể gây ngộ độc.

Theo GiaDinh