Phong toả quanh nơi ở của nữ nhân viên ngân hàng nghi mắc COVID-19

Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng đã phong toả, lập danh sách và lấy mẫu trường hợp ở cùng khu nhà trọ bệnh nhân nghi mắc COVID-19 mới nhất ở Hà Nội.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật CDC (Hà Nội), ca nghi mắc COVID-19 mới nhất của Hà Nội là chị V.H.C (25 tuổi) - nhân viên Ngân hàng Tiên Phong (300 Trần Khát Chân, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội), trọ tại ngõ 147, đường Trương Định, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chị C. là F1 của bệnh nhân 962 (nhân viên ngân hàng Tiên Phong tại 28 Hàng Da, ở trọ tại quận Thanh Xuân, Hà Nội), tiếp xúc lần cuối ngày 8/8. Sau khi biết bệnh nhân 962 là F1 của bệnh nhân 812, chị C. chủ động ở phòng trọ tự cách ly từ ngày 8/8/2020, không tiếp xúc gần với ai.

Trong thời gian tự cách ly tại phòng trọ, chị có ra ngoài cổng nhà trọ lấy hàng đặt qua mạng và đồ chị gái gửi, nhưng có đeo khẩu trang và yêu cầu người gửi để đồ từ xa, đi đổ rác có đeo khẩu trang.

phong-toa-quanh-noi-o-cua-nu-nhan-vien-ngan-hang-nghi-mac-covid-19

CDC Hà Nội đang tiếp tục điều tra lịch trình di chuyển của bệnh nhân, tuyên truyền cho người dân phòng chống dịch COVID-19 tại khu vực xung quanh nhà trọ của nữ nhân viên ngân hàng.

Ngày 16/8, chị C. được Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng lấy mẫu PCR lần 1 và đưa vào cách ly tại Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội, quận Nam Từ Liêm. Cùng ngày, CDC Hà Nội xét nghiệm khẳng định, cho kết quả dương tính SARS-CoV-2. Sau đó chị C. được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh để điều trị.

Ngay sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, CDC Hà Nội đã thông báo cho Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng, Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội tiến hành điều tra các địa điểm liên quan và điều tra các trường hợp tiếp xúc gần.

Từ tối ngày 16/8 đến sáng nay (17/8), lực lượng chức năng đã phong tỏa ngõ 147 đường Trương Định, tiến hành phun khử khuẩn nơi sinh sống của trường hợp này.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, điều đáng lưu ý ở trường hợp này, bệnh nhân thứ 10 này là người duy nhất trong 5 F1 tiếp xúc gần với bệnh nhân 962 không đeo khẩu trang. Vì vậy, người dân chú ý đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, chú ý rửa tay sạch, đảm bảo khoảng cách 2m khi tiếp xúc.

Nhật Tân

Theo GiaDinh

----

Xem thêm:

Thế giới trải qua ngày có số người mắc Covid-19 cao chưa từng thấy

Làn sóng Covid-19 thứ hai trên thế giới cho thấy tốc độ lây lan nghiêm trọng hơn so với làn sóng thứ nhất khi số ca mắc mới trong ngày trên thế giới liên tiếp lập kỷ lục.

the-gioi-trai-qua-ngay-co-so-nguoi-mac-covid-19-cao-chua-tung-thay

Các nước đối mặt với tình trạng số ca mắc Covid-19 tăng mạnh trở lại. (Ảnh minh họa: Reuters)

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, thế giới ghi nhận thêm 294.237 ca mắc Covid-19 trong ngày 15/8, số ca mắc trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát cuối năm ngoái, vượt con số kỷ lục hơn 292.000 ca thiết lập hôm 31/7.

Tính đến hết ngày 16/8, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 21,8 triệu ca Covid-19, trong đó hơn 770.000 người đã tử vong. Theo giới chuyên gia, con số thực tế có thể cao hơn nhiều so với thống kê. Mỹ, Brazil và Ấn Độ tiếp tục là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch.

Số người mắc Covid-19 tại Mỹ hiện đã vượt 5,5 triệu ca, trong đó hơn 170.000 người đã tử vong. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) dự đoán số người chết vì đại dịch tại nước này có thể lần gần 189.000 người vào ngày 5/9 tới. Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn ủng hộ kế hoạch mở cửa trường học từ tháng 9 tới.

Giữa lúc có những đồn đoán về việc người Mỹ tìm cách đạt được miễn dịch cộng đồng bằng cách để dịch lây lan trong cộng đồng, bác sĩ Anthony Fauci, thành viên trong ban chỉ đạo ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, cảnh báo kịch bản này sẽ khiến số người chết vì Covid-19 tăng mạnh, đặc biệt ở nhóm người dễ bị tổn thương.

Mỹ Latinh và vùng Caribe, tâm chấn mới của đại dịch Covid-19, đến nay cũng ghi nhận số người mắc Covid-19 vượt 6 triệu. Mỹ Latinh chiếm gần 1/3 số ca tử vong vì Covid-19 toàn cầu.

Tại châu Âu, lo ngại làn sóng Covid-19 thứ hai tại các nước trong khu vực, người Anh đổ xô trở về nước, buộc chính phủ nước này phải siết chặt biện pháp cách ly. Chính phủ Anh cũng loại Pháp, Hà Lan, Malta và 3 quốc gia khác khỏi danh sách các nước được miễn trừ quy định về tự cách ly đối với công dân trở về từ các nước này.

Tại châu Á, chính phủ Hàn Quốc đang ra sức ngăn chặn nguy cơ một đợt bùng phát mới sau khi phát hiện thêm 445 ca mắc Covid-19 chỉ trong ngày 16/8, cao nhất kể từ đầu tháng 3 và các ca hầu hết liên quan đến một nhà thờ ở thủ đô Seoul. Giới chức Seoul ngay lập tức đã ra sắc lệnh yêu cầu xét nghiệm toàn bộ hơn 4.000 thành viên của nhà thờ Sarang-Jeil ở đây, đồng thời khẩn trương truy vết tiếp xúc của các ca bệnh.

Tại Malaysia, giới chức y tế địa phương cho biết họ đã phát hiện biến chủng của vi rút gây bệnh Covid-19 có tốc độ lây lan gấp 10 lần so với chủng vi rút gây dịch Covid-19 khởi phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm ngoái.

Biến chủng này sẽ làm phức tạp hơn nữa các nghiên cứu bào chế vắc xin cũng như phương pháp đặc trị Covid-19. Do vậy, giới chức y tế Malaysia khuyến cáo người dân cần thận trọng và tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng dịch như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang.

Minh Phương
Theo Straits Times, DPA/Dân trí

+Trung Quốc cấp bằng sáng chế vắc-xin Covid-19 đầu tiên

+Hải Dương: Hơn 1.000 F1 tiếp xúc với 5 ca COVID-19 và ổ dịch Thế giới bò tươi

+Bác sĩ BV Bạch Mai chia sẻ chiến lược đơn giản hạn chế bệnh nhân suy thận mạn tử vong vì COVID-19 tại Đà Nẵng

----