Ng.ộ đ.ộc thuốc tê toàn thân khi đi chữa răng

Thuốc tê là một loại thuốc dùng để ức chế tạm thời dẫn truyền thần kinh, có hồi phục. Đây là một trong những loại thuốc thiết yếu được dùng rất rộng rãi trong y khoa

Mới đây, do bị đau răng nên người đàn ông tại Quảng Ninh đã tới một phòng khám tư để khám. Sau tiêm thuốc tê hai giờ, người đàn ông 62 tuổi bị tê bì chân tay, tức ngực, khó thở chuyển đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả cấp cứu. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê toàn thân và cấp cứu theo phác đồ. Ba giờ sau, bệnh nhân đã ổn định, chuyển khoa Hồi sức tích cực chống độc tiếp tục điều trị. Hiện, người bệnh đã được xuất viện.

Bác sĩ Đỗ Ngọc Lâm, Trưởng khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả cho biết, ngộ độc thuốc tê này rất dễ nhầm với trường hợp sốc phản vệ thuốc do có các biểu hiện lâm sàng ban đầu tương đối giống nhau.

ng-o-d-oc-thuoc-te-toan-than-khi-di-chua-rang

Sử dụng thuốc tê quá liều có thể gây ra nhiều tác hại. Ảnh minh họa

Thuốc tê là một loại thuốc dùng để ức chế tạm thời dẫn truyền thần kinh, có hồi phục. Đây là một trong những loại thuốc thiết yếu được dùng rất rộng rãi trong y khoa như phẫu thuật, can thiệp từ nhỏ đến lớn.

Hầu hết trường hợp dùng thuốc tê đều an toàn nếu như kỹ thuật viên tôn trọng các nguyên tắc an toàn như liều sử dụng, phương pháp gây tê, yếu tố cơ địa của từng người bệnh. Ngộ độc thuốc tê là trường hợp ít gặp nhưng nếu không được xử trí đúng và kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Các bác sĩ tại Bệnh viện Tâm Anh (TP.HCM) thông tin thêm, đa số các thuốc gây tê bề mặt là dầu, không tan trong nước để thấm qua da, màng niêm mạc. Thuốc gây cảm giác tê không sâu nhưng có tác dụng kéo dài. Thuốc thường được dùng dưới dạng bào chế như: thuốc xịt hoặc thuốc bôi, thuốc mỡ, gel, kem. Một số loại thuốc tê bề mặt như: benzocaine, ethyl chloride…

Thuốc tê được tiêm vào mô bên dưới của vùng cần gây tê, thuốc sẽ khuếch tán sâu, ngăn dẫn truyền thần kinh tại các nhánh thần kinh tận cùng của vùng được tiêm. Thuốc gây tê đường tiêm được sử dụng trong các trường hợp như gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống. Một số loại thuốc tê đường tiêm như: procain, lidocain…

Tuy nhiên nếu dùng quá liều hoặc sử dụng thuốc tê đường tiêm thay vì bôi bề mặt, người bệnh có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ như: ù tai, tê liệt, co giật, chóng mặt… Một số trường hợp hiếm gặp liên quan đến việc sử dụng liều cao, thuốc gây tê có thể gây ra: co giật, khó thở, huyết áp thấp, nhịp tim chậm.

Theo VietQ