Từ vụ cứu sống bệnh nhân bị sốc phản vệ sau khi ăn mì tôm mới đây, lưu ý người có dấu hiệu này nên hạn chế

Có tiền sử dị ứng với bột mì, bệnh nhân N. sau khi ăn mì ăn liền thì biểu hiện mệt, khó thở, nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân, phù mặt...

Ngày 27/1, thông tin từ BV Đa khoa huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp sốc phản vệ sau khi ăn mì ăn liền.

Theo đó, bệnh nhân V. Th. M. N. (21 tuổi) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, tay chân lạnh, mạch quay khó bắt, huyết áp không đo được, phù mặt, vùng cổ và tay chân nổi mẩn đỏ rải rác, khó thở, SPO2 thấp, phản xạ nuốt kém, tim nhịp nhanh, khó nghe tần số 120 đến 130 lần/phút.

tu-vu-cuu-song-benh-nhan-bi-soc-phan-ve-sau-khi-an-mi-tom-moi-day-luu-y-nguoi-co-dau-hieu-nay-nen-han-che

Sức khỏe của bệnh nhân đã dần ổn định sau khi được các bác sĩ cứu chữa. Ảnh: HT-KT

Theo người nhà bệnh nhân, người này có tiền sử dị ứng với bột mì. Vào khoảng 7h, N. có ăn mì ăn liền, khoảng 30 phút sau thì biểu hiện mệt, khó thở, nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân, phù mặt.

Qua thăm khám, các bác sĩ xác định đây là trường hợp sốc phản vệ độ III do thực phẩm, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

Sau cấp cứu, người bệnh ổn định, tỉnh táo tiếp xúc được, huyết áp ổn định, không khó thở, SP02: 99%, hết nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân, không nôn, hết phù.

Được biết, sốc phản vệ do mì tôm rất ít khi xảy ra nhưng không phải hiếm. Trường hợp xảy ra tương tự là bệnh nhân Nguyễn Thuỳ G. (8 tuổi, trú tại xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mẩn ngứa, khó thở, đau bụng, nôn, mạch nhanh nhẹ, huyết áp không đo được. Trước đó, bệnh nhân có ăn mì tôm trong bữa sáng (chỉ ăn mì tôm không).

Qua thăm khám, bác sĩ xác định đây là trường hợp phản vệ độ III. Ngay lập tức, trẻ được kíp trực khoa Nhi cấp cứu phản vệ theo phác đồ. Sau 8 giờ, bệnh nhân hết mẩn ngứa, huyết động ổn định, khó thở nhẹ, có thể ra viện sau 1 - 2 ngày.

tu-vu-cuu-song-benh-nhan-bi-soc-phan-ve-sau-khi-an-mi-tom-moi-day-luu-y-nguoi-co-dau-hieu-nay-nen-han-che

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Ngô Trung Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, mì tôm là món ăn được nhiều người ưa thích nhưng dị ứng thậm chí sốc phản vệ như trường hợp mới đây cũng có khả năng xảy ra. May mắn người nhà đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

BS. Nguyễn Thanh Hải, Khoa Hồi sức cấp cứu và Chống độc (HSCC&CĐ), BV Đa khoa huyện Quảng Ninh, dị ứng thực phẩm là một phản ứng hệ thống miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn một loại thức ăn nhất định. Ngay cả khi với một lượng nhỏ thức ăn gây dị ứng cũng có thể kích hoạt các dấu hiệu và triệu chứng như vấn đề tiêu hoá, nổi mề đay hoặc đường thở bị sưng. Ở một số người dị ứng thực phẩm có thể gây nên triệu chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí là phản ứng có thể đe dọa đến tính mạng - sốc phản vệ như bệnh nhân ở trên.

Các bác sĩ khuyến cáo, lưu ý tối quan trọng để phòng tránh sốc phản vệ cho con đó là nếu con bạn có tiền sử bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó thì tốt nhất nên tránh vì một lượng nhỏ thức ăn cũng đủ để phản ứng dị ứng xảy ra. Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa sốc phản vệ cho con là tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng đã biết cũng như các chất thường gây ra phản ứng dị ứng nặng.

3 nhóm người được khuyến cáo hạn chế tối đa ăn mì tôm

tu-vu-cuu-song-benh-nhan-bi-soc-phan-ve-sau-khi-an-mi-tom-moi-day-luu-y-nguoi-co-dau-hieu-nay-nen-han-che

Ảnh minh họa

 Trẻ nhỏ

Với hương vị đặc trưng, mì tôm được rất nhiều bạn nhỏ ưa thích. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo có nhiều lý do không nên cho trẻ nhỏ ăn mì. Vì ăn mì tôm không sẽ chỉ bổ sung dư thừa phần năng lượng (năng lượng rỗng), khó tiêu hóa.

Ngoài ra, mì tôm có độ oxy hóa cao, chưa kể mì còn chứa nhiều muối, bột ngọt, các gia vị và phụ gia khác,... nếu nạp thường xuyên, chúng sẽ "quá tải" với cơ thể trẻ.

Người mắc bệnh béo phì, tim mạch

Mì ăn liền được chiên bằng dầu, dầu chiên mì là dầu shortering không tốt cho sức khỏe, lượng chất béo bão hòa (khó tan) trong mì khá nhiều, nó làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch nếu đi vào mạch máu, làm xơ vữa động mạch.

Mì cũng là thực phẩm mất cân bằng về dinh dưỡng, thành phần chủ yếu là tinh bột, sẽ chuyển hóa thành chất béo và năng lượng dư thừa trong cơ thể hoàn toàn không có lợi cho người béo phì, tim mạch.

Người mắc bệnh dạ dày

Lượng gia vị mạnh trong mì khiến người thường xuyên ăn mì vị giác giảm sút. Và nếu mắc thêm bệnh dạ dày, thì mì lại càng có hại, nó tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa.

Mì là thực phẩm rất khó tiêu. Khoảng 2 giờ sau khi ăn, mì vẫn còn ở tình trạng nguyên sợi trong dạ dày. Nó không chỉ cản trở việc chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng, mà còn giữ những chất độc hại có trong mì tồn tại lâu trong hệ tiêu hóa làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo GiaDinh