Tắm biển ngày hè: Cẩn trọng khi bị sứa đốt và cách xử lý hiệu quả

Đi biển vào mùa hè là sở thích của nhiều người nhưng bạn phải chú ý đến những mối nguy hiểm như sứa hay các con côn trùng khác cắn. Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ về cách xử lí vết sứa biển cắn hiệu quả nhất

tam-bien-ngay-he-can-trong-khi-bi-sua-dot-va-cach-xu-ly-hieu-qua

Sứa là động vật không có xương, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Sứa còn sống chứa nhiều độc tố và khi chạm phải, con người sẽ bị dị ứng.

Độc tố của sứa biển, thường tập trung ở các xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst. Các tế bào này đều rất nhỏ và có độc. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tu, được sử dụng khi sứa bắt mồi và tự bảo vệ. Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da người xâm nhập vào cơ thể.

tam-bien-ngay-he-can-trong-khi-bi-sua-dot-va-cach-xu-ly-hieu-qua
Độc tố của sứa biển, thường tập trung ở các xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst.

Như trường hợp của chị T.T.P. (25 tuổi, Gò Vấp) chia sẻ trên trang FB cá nhân cho biết: “Trời Sài Gòn nắng nóng liên tục nên tuần rồi tôi cùng nhóm bạn xuống Vũng Tàu tắm biển. Khi xuống nước được 10 phút, tôi cảm giác tắm biển Vũng Tàu bị ngứa. Lên tới bờ thì da ở hai chân ngứa và đỏ tấy nhưng một lúc rồi thôi nên tôi không để ý.

Ngày hôm sau, khi thay đồ tôi mới thấy da phồng rộp liền đến bệnh viện khám liền. Lúc đầu, tôi chỉ nghĩ côn trùng cắn chứ không biết do sứa biển”.

tam-bien-ngay-he-can-trong-khi-bi-sua-dot-va-cach-xu-ly-hieu-qua

Tình trạng sứa biển cắn khi đi du lịch biển vẫn rải rác xuất hiện ở Việt Nam và trên thế giới. Nhiều ca gặp biến chứng nguy hiểm do cắn vào chỗ hiểm hóc như tai, mắt, vùng kín nhưng cũng có nhiều trường hợp chỉ nổi mẩn đỏ khiến nhiều người lầm tưởng là dị ứng. Vì thế, cần lưu ý những điều sau đây để không ảnh hưởng đến làn da cũng như sức khỏe của bạn?

Biểu hiện trên cơ thể khi bị sứa cắn

Triệu chứng: xuất hiện ngay khi tiếp xúc với sứa

- Nhẹ: chỉ có biểu hiện tại chỗ, vết thương thường dạng thẳng hoặc xoắn, nổi bọng nước, bỏng rát dữ dội, đau nhức nhiều, ngứa nhiều.

- Nặng: có biểu hiện toàn thân : đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt...

tam-bien-ngay-he-can-trong-khi-bi-sua-dot-va-cach-xu-ly-hieu-qua
Ảnh: bác sĩ Trang

Để xử lý kịp thời khi bị sứa biển cắn, chúng ta cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sau:

- Trường hợp nhẹ: 

Bước 1: Bình tĩnh, nhẹ nhàng loại bỏ các xúc tu hay phần cơ thể của vật cắn còn bám lại trên da (nên đeo găng hoặc túi nilon).

Bước 2: Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển/ nước dấm/ nước chanh pha loãng để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt (không rửa bằng nước ngọt hoặc nước nóng vì sẽ làm tổn thương nặng hơn).

Bước 3: Hạn chế cử động, tránh chạm vào vùng bị thương, chườm lạnh lên vết thương trong vòng 1 tiếng đầu sẽ giảm được đau. Có thể uống thuốc giảm đau như paracetamol.

Bước 4 : Dùng thuốc bôi, kem corticoid hoặc kháng histamin để giảm ngứa, giảm sưng. 

Bước 5: Sau cùng nên đưa nạn nhân đến khám chuyên khoa da liễu để được khám, tư vấn và theo dõi vì vết cắn do sứa thường lâu khỏi, hoặc khỏi không hoàn toàn (vết thương lành tưởng như khỏi nhưng lâu lâu lại bùng phát ngứa trở lại).

- Trường hợp nặng: Phải đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hồi sức và chống sốc.

>>Đừng bỏ lỡ:  Giới trẻ chơi liều với thử thách "muối và đá" bạn đừng dại thử

tam-bien-ngay-he-can-trong-khi-bi-sua-dot-va-cach-xu-ly-hieu-qua

Ảnh: bác sĩ Trang

tam-bien-ngay-he-can-trong-khi-bi-sua-dot-va-cach-xu-ly-hieu-qua

Ảnh: bác sĩ Trang

Dùng nước biển để tẩy độc do sứa cắn

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) chia sẻ trên Người Lao Động cho biết: Khi sứa đốt, cảm giác sẽ rất đau và ngứa rát bởi nó phóng ra hàng ngàn cái gai cực nhỏ cắm vào da và giải phóng chất độc. Đây là nguyên nhân của tình trạng xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da. Thông thường, vết đốt bị ngứa, rát, phỏng nước nhưng cũng có những vết đốt gây ra những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, hoặc tim đập nhanh. 

Khi bị sứa đốt cần sớm rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt. Tuyệt đối không rửa bằng nước ngọt hoặc nước nóng vì sẽ làm tổn thương nặng hơn, gây rát buốt. 

Hãy dùng nước muối biển để rửa vết thương bằng cách ngâm mình trong nước biển để kỳ cọ thay vì lao lên bờ tắm tráng. Nếu có thể, hãy làm dịu cơn đau bằng giấm, nước chanh tươi, vắt nước vào vết ngứa. Ngoài ra, có thể dùng vật có cạnh như thìa, vỏ sò, dao... chà xát để lấy hết gai sứa ra khỏi vết thương; chườm đá lên vùng bị thương nhằm giảm đau, bớt sưng tấy và ngăn không cho nọc độc sứa lan rộng.

tam-bien-ngay-he-can-trong-khi-bi-sua-dot-va-cach-xu-ly-hieu-qua
Ảnh: bác sĩ Trang

Theo giới chuyên môn, chỗ bị sứa đốt thường sưng đỏ, có cảm giác nóng xung quanh, trường hợp nhẹ không đáng ngại nhưng nếu nặng sẽ có những triệu chứng nhức đầu, co thắt cơ bắp, dị ứng, đau rát hơn, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Du khách khi đi du lịch biển nên mang theo một số loại thuốc giảm ngứa, thuốc kháng sinh, thuốc trợ tim, thuốc chữa tiêu chảy và một chai giấm để khi bị sứa đốt thì chủ động xử lý để bảo vệ mình và người thân khi tắm biển.

Để tránh bị tình trạng trên, chúng ta nên hạn chế tắm ở những vùng có cảnh báo có nhiều sứa. Ngoài ra khi đi tắm biển, nhất là với trẻ em nên mặc đồ bơi, tốt nhất là đồ bơi dài tay để hạn chế nguy cơ sứa biển tiếp xúc với các vùng da nhạy cảm, vùng kín phòng nguy cơ dị ứng nặng.

Đối với người dân vùng biển, sứa là loại động vật quá quen thuộc và đôi khi còn sử dụng chế biến thành món ăn khoái khẩu. Gỏi sứa là món ăn ngon không chỉ hấp dẫn bởi vị giòn sần sật của từng miếng sứa hòa quyện với gia vị mà gỏi sứa còn giúp bạn cảm thấy đỡ ngán khi ăn quá nhiều món thịt cá.

tam-bien-ngay-he-can-trong-khi-bi-sua-dot-va-cach-xu-ly-hieu-qua

Hơn hết trong các cách chế biến thì món gỏi sứa vừa dễ chế biến lại vừa dễ ăn. Bên cạnh cái giòn đặc trưng của sứa, mang đậm hương vị của biển kết hợp thêm vị chua chua của xoài xanh, ngọt của nước trộn khiến nhiều người bị mê hoặc.

Để làm ra món gỏi sứa ngon và hấp dẫn, bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu làm gỏi đơn giản như sứa và xoài xanh cùng một số rau, gia vị khác đi kèm. Chần sứa sơ qua bằng nước ấm rồi để ráo nước. Sau đó cho cà rốt, xoài xanh, dưa leo đã bào sợi vào tô, rồi cho sứa đã chần vào, trộn thêm nước mắm đã pha sẵn gồm: 2 tép tỏi, 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 2 trái ớt băm nhuyễn. Trộn đều hỗn hợp trên và cho thêm 2 muỗng cà phê hạt nêm cho đậm vị. Trộn đều thêm 1 lần nữa, để 10 phút cho ngấm. Rồi lúc này mới cho thêm rau răm vào trộn đều, rắc thêm tiêu và đậu phộng rang sẵn lên trên mặt.

Gỏi sứa (nộm sứa) khi đã thấm đều gia vị ăn sẽ rất ngon, ăn kèm với bánh tráng giòn giòn nữa thì tuyệt hết sức. Đi dọc ven biển Việt nam từ Nam ra Bắc đều bắt gặp món gỏi sứa, món ăn dễ làm dễ ăn đến vậy, bạn phải nhất định nếm thử đặc sản của biển, để trải nghiệm một hương vị hoàn toàn thuộc về biển, bảo đảm bạn sẽ nhớ hoài cho xem!


Theo Bestie