Từ 1/7/2024, thẻ căn cước công dân sẽ đổi tên thành thẻ căn cước

Với đa số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Căn cước.

Sáng 27/11, Luật Căn cước được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 46 điều, trong đó có phần đổi tên Luật Căn cước và thẻ căn cước.

Luật Căn cước có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. 

Theo Báo Dân trí, qua việc thảo luận tại kỳ họp thứ 6 và phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa 2 đợt của kỳ họp thứ 6, với 431/468 (87,25%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành đồng ý với tên Luật Căn cước và thẻ căn cước.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.

Đổi tên 'căn cước công dân' sang 'căn cước', hàng triệu người sẽ được nhận được lợi ích bất ngờ

GĐXH - Điểm mới trong Dự thảo Luật Căn cước đổi tên từ 'căn cước công dân' sang 'căn cước' sẽ tạo điều kiện và mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

tu-1-7-2024-the-can-cuoc-cong-dan-se-doi-ten-thanh-the-can-cuoc

Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Căn cước. Ảnh: VTV News

Thẻ căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người.

Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ.

Việc này cũng tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, nội dung này đã xin ý kiến Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị đồng thuận, thống nhất cao về việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước, thẻ căn cước.

Điều 18 của Luật Căn cước nêu các trường thông tin thể hiện trên thẻ căn cước. Trong đó có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng. Như vậy so với Luật Căn cước công dân 2014, trường thông tin về quê quán, vân tay đã được bỏ không cần thể hiện trên thẻ căn cước.

tu-1-7-2024-the-can-cuoc-cong-dan-se-doi-ten-thanh-the-can-cuoc

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người.

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói; nghề nghiệp...

Trên VTV News, ông Lê Tấn Tới - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, thẻ căn cước hiện nay được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, bảo đảm chống lại việc làm giả thẻ. Trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ.

Theo đó, khi một người sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập vào ứng dụng đọc, truy xuất dữ liệu, nếu không có thao tác này thì không ai có thể truy cập để lấy thông tin trong thẻ căn cước.

Để khai thác được các thông tin trong chip điện tử phải sử dụng thiết bị chuyên dụng và các thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật để xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật thông tin. Trường hợp các cơ quan Nhà nước khác cung cấp thiết bị chuyên dụng để đọc thông tin trong thẻ căn cước thì các thiết bị này đều phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Công an kiểm tra và cung cấp mã bảo mật.

Người được cấp thẻ căn cước bao gồm: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước; công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Theo GiaDinh