Nguyên thủ đầu tiên đ.ột t.ử nghi do mắc Covid-19

Tổng thống Burundi Pierre Nkurunziza đột tử ở tuổi 55 với các triệu chứng nghi ngờ có liên quan đến Covid-19.

nguyen-thu-dau-tien-dot-tu-nghi-do-mac-covid-19

Tổng thống Pierre Nkurunziza (Ảnh: Reuters)

Chính phủ Burundi ngày 9/6 cho biết trong một thông cáo trên Twitter rằng: "Chính phủ Cộng hòa Burundi vô cùng thương tiếc báo tin sự ra đi đột ngột của Tổng thống Pierre Nkurunziza”.

Thông cáo cho biết thêm, ông Nkurunziza qua đời tại một bệnh viện ở Karuzi, miền trung Burundi. Hôm 6/6, khi ông Nkurunziza đang xem một trận đấu bóng chuyền thì bất ngờ cảm thấy không được khỏe. Tối cùng ngày, ông đã phải nhập viện cấp cứu.

Tình hình sức khỏe của ông có dấu hiệu cải thiện vào hôm 7/6 và ông thậm chí còn trò chuyện với mọi người, tuy nhiên, "đến sáng 8/6, sức khỏe của ông bất ngờ xấu đi và ông lên cơn đau tim", thông cáo cho hay.

Các bác sĩ đã nỗ lực hồi sức tim phổi cho ông suốt nhiều giờ nhưng không thành. Thông cáo không nêu nguyên nhân chính xác khiến ông Nkurunziza tử vong, mà chỉ đề cập đây là trường hợp đột tử và người dân không nên hoang mang.

Trong khi đó, Guardian dẫn các nguồn tin địa phương đặt ra nghi vấn ông Nkurunziza có thể đã tử vong do mắc Covid-19. Nghi vấn được đưa ra sau khi có tin tức rằng Đệ nhất phu nhân Burundi Denise Nkurunzinza đã được đưa sang Nairobi, thủ đô Kenya cách đây 10 ngày sau khi mắc Covid-19.

Chính phủ Burundi bị cáo buộc coi nhẹ mối đe dọa từ đại dịch Covid-19 trong bối cảnh đại dịch đã khiến 197.000 người ở châu Phi mắc bệnh, trong đó hơn 5.000 người đã tử vong.

Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc đến nay đã khiến hơn 7 triệu người trên thế giới mắc bệnh, hơn 400.000 người tử vong. Dịch hiện lây lan nhanh ở các nước châu Phi, Mỹ Latinh.

Theo Dantri

----

Xem thêm:

Người Việt tại Mỹ lao đao trong cơn mất việc, dịch bệnh và bất ổn

Nhiều người Việt Nam đang phải ở Mỹ trong hoàn cảnh visa gần hết hạn, dịch bệnh vẫn hoành hành trong khi các cuộc biểu tình làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn.

Khi anh Steve Phan, sinh viên năm cuối Đại học Temple, nhận được lời mời làm việc với một công ty xây dựng lớn của Canada , anh tưởng ước mơ khi đặt chân sang Mỹ gần 7 năm trước đã gần trở thành hiện thực.

Một tương lai hứa hẹn trong lĩnh vực kỹ sư xây dựng với anh Steve là sự đền bù cho số tiền đầu tư và mọi khó khăn từ việc sống xa gia đình và tự lập ở một xã hội mới.

Thế nhưng, mọi thứ thay đổi chỉ sau một đêm. Đại dịch Covid-19 bùng phát khắp thế giới và lan tới Mỹ, gây ra tình trạng tê liệt ở các bệnh viện ở vùng tâm dịch và lệnh đóng cửa ở hầu hết các tiểu bang và thành phố lớn với không một lời cảnh báo.

Những du học sinh và người lao động Việt Nam chưa kịp thích nghi với dịch bệnh, các biện pháp thích nghi xã hội, khó khăn kinh tế đã phải bước vào những ngày bất ổn khi các cuộc biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ, sau cái chết của George Floyd, một người da đen hơn 40 tuổi, vì sự bạo lực của cảnh sát.

nguoi-viet-tai-my-lao-dao-trong-con-mat-viec-dich-benh-va-bat-on
 

Cảnh sát xịt hơi cay vào người biểu tình ở thành phố Seattle, Washington hôm 1/6. Ảnh: Reuters.

Công việc đi kèm visa

Nước Mỹ lặng nhìn 3.646 người chết vì dịch Covid-19 vào tháng 3 và bàng hoàng khi con số tử vong nhảy lên 54.646 ca vào tháng 4, theo Trung tâm Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ. Đi kèm những con số là cảnh chính phủ liên bang và các thống đốc tiểu bang tranh nhau tìm mua khẩu trang, đồ bảo hộ và máy thở. Ở nhiều nơi, nhân viên y tế phải sử dụng lại đồ bảo hộ.

Nền kinh tế Mỹ đang trên đà đi lên - tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong gần 50 năm và sàn chứng khoán nở rộ - chỉ qua một đêm đã tụt dốc thê thảm.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones - chỉ số theo dõi 30 công ty cổ phiếu lớn nhất nước Mỹ - mất hơn 9,9 điểm vào ngày 12/3 khi chính phủ Mỹ cấm bay từ châu Âu, con số sụt giảm cao nhất trong một ngày ở Mỹ trong thế kỷ 21.

Đối với phần còn lại của đất nước, tất cả các cơ sở thương mại, dịch vụ không thiết yếu cho việc vận hành xã hội đều bị buộc đóng cửa.

Các công ty bắt đầu gửi thư cho thực tập sinh, sinh viên để rút lại lời mời làm việc. Những sinh viên đang tham gia nghỉ xuân bị yêu cầu không quay trở lại hoặc dọn ra khỏi trường. Nhiều sinh viên Việt Nam phải đánh đổi sức khoẻ, lên máy bay về nước vì không có chỗ nương thân.

Đây là một gáo nước lạnh dập tắt hy vọng có được trải nghiệm công việc đầu đời êm ả đối với sinh viên quốc tế mới ra trường. Rất nhiều người nỗ lực nhiều năm để rồi bị dồn vào thế lưỡng nan không có đường lui. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ, theo con số vừa công bố cho tháng 5, là 13,3%, nhưng đó đã là một bước tiến so với con số 14,7 của tháng 4.

nguoi-viet-tai-my-lao-dao-trong-con-mat-viec-dich-benh-va-bat-on
 

Một con đường vắng lặng ở Phố Wall hôm 27/3, giữa cao điểm dịch bệnh tại New York. Ảnh: Reuters.

Anh Steve hụt hẫng vì vừa mất lời mời đi làm, vừa không thể ra ngoài tìm việc trang trải cuộc sống, vừa không thể về thăm gia đình vì tình trạng visa. Mọi thứ đến dồn dập, anh bắt đầu cảm thấy khó thở, tức ngực, sốt nhẹ. Cuối cùng anh được xét nghiệm dương tính virus corona.

Vì nỗi lo sức khoẻ, anh Steve quyết định cố gắng ở lại tiếp tục tìm việc trong thời gian điều trị bệnh.

Tôi phải tìm việc gấp và căng thẳng vì visa sắp hết hạn. Nếu không tìm được gì thì tôi sẽ bị buộc phải về nước,” anh Steve nói với Zing“Tôi không dám chấp nhận rủi ro nhiễm bệnh lần 2 nếu quay về trên máy bay.”

Ryan Doan, Giám đốc điều hành của Trường Đại học Công giáo International American University ở thành phố Los Angeles, ghi nhận tình trạng thất nghiệp cao với các sinh viên mới ra trường và sự gián đoạn trong việc xử lý hồ sơ OPT của Bộ An Ninh Nội Địa.

“Kiếm việc làm thời điểm này gần như là bất khả thi.....xem bài viết đầy đủ tại đây

----

Xem thêm:

+Nam sinh lớp 11 s.át h.ại cháu bé 5 tuổi: Nỗi đau bao phủ quê nghèo

+Số người mắc bệnh và tử vong tăng cao, Brazil xóa dữ liệu thống kê về COVID-19

----