Lùi thời gian điều chỉnh tăng giá điện vì dịch COVID-19

Một trong những yêu cầu của Bộ Công thương tại Chỉ thị 06/CT-BCT là chưa điều chỉnh tăng giá điện trong quý I, II năm 2020 để tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ảnh hưởng và gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của ngành Công thương, Bộ Công thương yêu cầu chưa thực hiện điều chỉnh giá điện trong quý I, II năm 2020 đối với các mặt hàng là đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp do Nhà nước quy định.

Ngoài ra, Bộ Công thương yêu cầu các ban, ngành địa phương tập trung các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Theo dõi diễn biến thị trường, triển khai các biện pháp hỗ trợ, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu và cam kết bình ổn giá hàng hóa thiết yếu, nhất là tại các địa phương có dịch bệnh.

lui-thoi-gian-dieu-chinh-tang-gia-dien-vi-dich-covid-19

Bộ Công thương yêu cầu chưa điều chỉnh tăng giá điện trong quý I, II năm 2020 để tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Đối với các cơ sở đào tạo chưa triệu tập học sinh, sinh viên thì tăng cường theo dõi diễn biến của dịch COVID-19 và bám sát chỉ đạo để bố trí việc nghỉ học theo kế hoạch tuần.

Những cơ sở đào tạo đã triệu tập học sinh, sinh viên thì tiếp tục tổ chức hoạt động dạy vf học trực tuyến.

Đặc biệt, rà soát, đề xuất phương án cắt giảm phí, lệ phí đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Bên cạnh đó, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Công Thương cũng yêu cầu đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu.

Tích cực khai thác cơ hội của các hiệp định thương mại tự do (FTA); chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chủ động triển khai các kế hoạch, giải pháp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Âu (EU) sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực...

Trước đó, Báo Gia đình & Xã hội đã thông tin, Bộ Công thương đưa ra dự thảo đề xuất 4 phương án, 2 kịch bản cải tiến biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt (thay thế Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg).

Qua đó, Bộ Công thương kiến nghị lựa chọn kịch bản 1 của phương án 4 để áp dụng cách tính giá điện sinh hoạt mới, thay thế cơ cấu biểu giá điện hiện hành. Bởi phương án này có mức tăng giá điện giữa các bậc ở mức hợp lý, đảm bảo toàn bộ số hộ sử dụng điện dưới 700kWh/tháng có mức tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện mới.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho rằng, phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang đã được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, thuận lợi cho hộ sử dụng điện cũng như thuận lợi cho quản trị doanh nghiệp, đảm bảo nâng cao tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện giá bán điện. Ngoài ra, khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và công bằng xã hội, khắc phục được tình trạng hóa đơn tiền điện biến động trong những tháng đổi mùa. Thậm chí, định hướng giảm bớt số bậc, thu hẹp biểu giá bán lẻ điện cho sinh hoạt với số bậc phù hợp với chênh lệch hợp lý giá điện cho các bậc, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn năng lượng sơ cấp đang cạn kiệt.

Tuy nhiên, TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế lại bày tỏ lo ngại các mức sử dụng điện năng ở khối doanh nghiệp sản xuất và hộ gia đình thành thị.

Theo GiaDinh