Hầu hết mọi người đều không biết cách sử dụng đôi đũa này

Dùng đũa hàng ngày, nhưng bạn có biết ý nghĩa thật sự của mẩu gỗ nhỏ phía cuối đôi đũa dùng một lần có tác dụng gì không?

Bắt đầu từ tên gọi dùng một lần, loại đũa này chỉ nên được sử dụng đúng 1 lần dể đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khỏe cho người dùng. Đặc điểm của sản phẩm khiến cho chúng không thể tái chế được.

Đũa tre tách dùng một lần chất lượng thường được làm từ loại tre già, đũa sau khi làm xong sẽ được sấy khô, có màu trắng ngà và được đóng bao để ngăn ngừa vi khuẩn và bụi bẩn. 2 chiếc đũa được gắn với nhau nhờ một miếng gỗ chung, trước khi ăn phải tách chúng ra mới có thể bắt đầu dùng bữa được.

Đũa tách dùng một lần tiện lợi thường được sử dụng phổ biến trong những quán ăn, hàng quán vỉa hè, các tiệm bán đồ ăn nhanh, các nhà hàng Nhật Bản và đặc biệt được kèm theo với phần ăn đem về cho khách.

hau-het-moi-nguoi-deu-khong-biet-cach-su-dung-doi-dua-nay

Bạn nghĩ phần gỗ của đôi đũa dùng để làm gì?

Khi cầm đôi đũa ăn một lần, bạn có để ý thấy những mẩu gỗ nhỏ phía cuối đôi đũa? Bạn có biết những mẩu gỗ này có tác dụng làm gì không?

Khi được hỏi, hẳn không ít người quả quyết, đó là để cho đẹp mà thôi. Hoặc như đó cũng chỉ là cách để giữ cho hai chiếc đũa gắn liền với nhau - cho gọn... hay phần này sẽ giúp bạn giữ chặt được miếng thực phẩm khi đổi đầu đũa gắp thức ăn cho người bên cạnh?

Nhưng thật ra, mẩu gỗ tưởng chừng như vô dụng này mang trong mình chức năng nhiều hơn thế.

Chúng ta biết rằng, Nhật Bản nổi tiếng với nền văn hoá ẩm thực tỉ mỉ, có phần cầu kì và việc đặt đũa thế nào cho đúng đối với người Nhật cũng là cả một nghệ thuật.

Giống như người Đài Loan, người dân xứ Phù Tang không bao giờ đặt đũa thẳng xuống mặt bàn mà thường kê đũa lên cạnh bát hoặc đồ kê đũa chuyên dụng.

Một mảnh giấy ăn gấp lại cũng có thể biến thành vật dụng kê/gác đũa. Do đó, những mẩu gỗ nhỏ phía cuối đũa sẽ được dùng làm chiếc gác đũa.

hau-het-moi-nguoi-deu-khong-biet-cach-su-dung-doi-dua-nay

Cách dùng đúng là bẻ mẩu gỗ "thừa" ra để làm gác đũa và đôi đũa cũng tự tách làm đôi.

Còn những vòng tròn ở đầu chiếc đũa thì sao? Liệu chúng có phải chỉ để trang trí? Câu trả lời bất ngờ hơn bạn nghĩ đấy!

Nhiều người cho rằng, những vòng tròn này giúp chúng ta phân biệt tình trạng chiếc đũa đó đã được tái chế bao nhiêu lần. Theo cách lý giải này, Đũa gồm 3 loại: Loại không có vòng tròn ở đầu tức là đôi đũa chưa được tái chế lần nào, loại có 2 vòng tròn tức đã được tái chế 2 lần và cuối cùng, loại 3 vòng tròn tức là đũa đã được tái chế 3 lần.

hau-het-moi-nguoi-deu-khong-biet-cach-su-dung-doi-dua-nay

Thực ra, những vòng tròn giúp chúng ta phân biệt tình trạng chiếc đũa đó đã được tái chế bao nhiêu lần.

Tuy nhiên, thực tế đó là thông tin vô căn cứ. Được biết, việc khắc vạch vòng tròn trên đũa chỉ là đánh dấu đầu đũa trên hay đầu đũa dưới. Ngoài ra, vòng tròn khắc trên đầu đũa cũng có tác dụng trang trí cho những đôi đũa đẹp hơn.

Giám đốc một công ty sản xuất đũa dùng một lần, cũng cho hay: "Đũa dùng một lần có chi phí bán ra trên thị trường khá rẻ. Do đó, nếu chúng tôi làm sản phẩm tái sử dụng lại thì riêng việc thu mua lại sản phẩm đã dùng rồi đem đi tái chế, chi phí tái xử lý sẽ đắt hơn gấp 3 lần chi phí sản xuất một đôi đũa mới".

Theo GiaDinh