Giải mã hiện tượng bé ngủ ngáy

Nuôi con là một nghệ thuật của cha mẹ. Khi nghe con yêu ho khò khè cha mẹ liền tìm mọi cách cho con long đờm, để có giấc ngủ sau hơn. Vậy khi ngủ bé ngáy thì phải làm thế nào? Đây cũng là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ đặt ra.


Bé yêu ngủ ngáy thì phải làm thế nào đây?

Thông thường, tất cả các trẻ em đều ngáy khi các bé bị cảm lạnh. Tuy nhiên, ngay cả khi không bị cảm lạnh, vẫn có khoảng 8 - 12% trẻ em ngủ ngáy và chủ yếu ngáy vào ban đêm. Việc này thường biến chuyển theo chiều hướng tiêu cực ở độ tuổi khoảng 2 - 8 tuổi và sau đó thường sẽ được cải thiện theo hướng tích cực hơn.

Đa số trẻ ngủ ngáy là do gặp phải một số vấn đề sau:

-      Những trẻ nặng cân và những trẻ sống trong gia đình có người hút thuốc.

-      Do bệnh đường hô hấp: amidan hay VA to, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng.

-      Do trào ngược dạ dày.


Những trẻ nặng cân thường ngáy khi ngủ

-      Nguy hiểm nhất là bé ngáy kèm ngưng thở trong khi ngủ. Cha mẹ nên lưu ý thêm một vài biểu hiện sau để kịp thời đưa bé đến bệnh viện để được tư vấn, điều trị.

- Ngủ ở một vị trí bất thường: ngửa đầu quá mức, kê lên nhiều gối.

- Ngáy to và ngáy thường xuyên.

- Ngừng thở trong một thời gian rất ngắn trong đêm.

- Khịt mũi, thở hổn hển hoặc hoàn toàn tỉnh dậy sau khi tạm dừng trong hơi thở.

- Vừa ngáy vừa đổ mồ hôi rất nhiều trong khi ngủ.


Khi bé ngủ ngáy to và thường xuyên thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn

- Ban ngày buồn ngủ, sáng dậy không nổi.

- Đau đầu trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng.

- Thường gắt gỏng, hung hăng hoặc đơn giản là "cáu kỉnh".

- Bị mất tập trung, rối loạn tăng động (ADHD).

- Mới xuất hiện tè dầm.


Cha mẹ nên lưu ý khi bé mới xuất hiện tè dầm

Cha mẹ nên lưu ý những biểu hiện trên để có thể kịp thời đưa bé đến bệnh viện, giúp bé có được hướng điều trị tốt nhất, sớm nhất, nhằm bảo đảm sức khỏe cho bé như các bạn cùng trang lứa.

Xuân Anh Lê (BVPL)