Giải đáp thông tin phụ nữ mang thai ăn nhiều bòn bon gây dị tật thai nhi

Vitamin C trong quả bòn bon bảo vệ các tế bào quan trọng trong cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, từ đó giúp ngăn ngừa lão hóa sớm.

1. Bòn bon là loại quả giàu dinh dưỡng

Quả bòn bon (một số nơi còn gọi quả boòng boong) là một loại trái cây quen thuộc, được trồng nhiều ở Nam bộ. Bòn bon có quanh năm nhưng mùa thu hoạch rộ nhất là từ giữa tháng 7 đến tháng 9 hằng năm. Bòn bon là trái cây giàu dinh dưỡng, cứ 100g thịt trái bòn bon có chứa 0,8g chất đạm, 9,5g chất carbohydrates, 2,3g chất xơ, 20mg calcium, 0,089mg thiamine và khá nhiều vitamin A.

Ngoài ra, bòn bon còn chứa nhiều chất xơ, chất béo, protein, vitamin B1, B2, B3, C, E giúp cơ thể loại trừ các gốc tự do gây nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ và các khoáng tố như Ca, Fe, P... giúp tăng lượng hồng cầu và phòng bệnh thiếu máu.

Chất xơ trong trái bòn bon giúp cải thiện hệ tiêu hóa và phòng ngừa một số bệnh ung thư. Bên cạnh đó, nhờ giàu thiamin, chứa riboflavin mà quả bòn bon có tác dụng trong việc chống lại chứng đau nửa đầu và niacin làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt trong máu.

Ngoài thành phần dinh dưỡng, hạt và vỏ thân cũng như trái bòn bon còn được sử dụng để chế nhiều vị thuốc rất tốt trong y học cổ truyền. Vỏ của quả bòn bon khô đốt có thể xua đuổi muỗi, điều trị bệnh lỵ, tiêu chảy. Hạt bòn bon nghiền lấy bột giúp điều trị bệnh giun đường ruột, hạ sốt…

Vitamin C trong quả bòn bon bảo vệ các tế bào quan trọng trong cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, từ đó giúp ngăn ngừa lão hóa sớm.

Bòn bon giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

 

2. Tác dụng của bòn bon đối với sức khỏe

Theo y học dân gian thì trái bòn bon có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Toàn cây bòn bon đều được dùng làm thuốc, đáng chú ý là chất xơ trong trái bòn bon giúp hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh ung thư.

2.1 Cung cấp chất chống ôxy hóa

Theo DS. Lê Kim Phụng (nguyên giảng viên Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh), trong bòn bon có chứa carotene có tác dụng chống ôxy hóa rất tốt, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào xấu và duy trì các tế bào có lợi cho cơ thể.

Vitamin C có trong quả bòn bon hoạt động như một chất chống ôxy hóa, có tác dụng tránh cho cơ thể khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra. Tổn thương này thường do quá trình tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng trong cơ thể.

Hơn thế, chất chống ôxy hóa cũng có vai trò ngăn ngừa cơ thể khỏi những tổn thương do ô nhiễm và các chất độc hại gây ra.

2.2 Ngăn ngừa lão hóa

Vitamin C trong quả bòn bon bảo vệ các tế bào quan trọng trong cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, từ đó giúp ngăn ngừa lão hóa sớm.

2.3 Có lợi cho nướu và răng

Là trái cây có hàm lượng vitamin C dồi dào, trái bòn bon góp phần giúp nướu răng thêm chắc khỏe. Ngoài ra, phốt pho có trong quả bòn bon sẽ giúp bảo vệ men răng hiệu quả.

2.4 Làm đẹp da

Quả bòn bon chứa nhiều vitamin E nên có tác dụng duy trì sức khỏe làn da như ngăn ngừa lão hóa sớm, làm mềm và giữ ẩm cho da, giúp da tránh khỏi tia UV và giúp chữa lành vết thương. Trong mỗi 100g bòn bon có tới 131 -150U vitamin A, dinh dưỡng quan trọng trong việc duy trì thị lực cũng như bảo vệ da.

2.5 Ngăn ngừa táo bón

Hàm lượng chất xơ trong quả bòn bon khá cao, giúp ngăn ngừa táo bón, có lợi cho hệ tiêu hóa.

2.6 Có lợi cho sức khỏe người bệnh đái tháo đường

Quả bòn bon được nhiều người bệnh đái tháo đường lựa chọn vì ít đường, dễ ăn. Đây được xem là một món ăn nhẹ và lành mạnh cho những người mắc bệnh đái tháo đường bởi hàm lượng chất xơ cao của nó, kèm theo đó là các chất chống ôxy hóa polyphenol, hỗ trợ cải thiện lượng đường bằng cách làm chậm sự hấp thụ đường của cơ thể.

giai-dap-thong-tin-phu-nu-mang-thai-an-nhieu-bon-bon-gay-di-tat-thai-nhi

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn quá nhiều bòn bon.

3. Phụ nữ mang thai có ăn được bòn bon?

Theo DS. Lê Kim Phụng, trước đây, nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai không nên ăn quả bòn bon vì có thể gây dị tật thai nhi hoặc dẫn đến tình trạng sảy thai. Tuy nhiên, chưa có bất cứ một bằng chứng khoa học nào ghi nhận điều này. Quả bòn bon vốn là loại trái cây giàu dinh dưỡng, các chất canxi, sắt, photpho và vitamin A, B1, B2, B3, C... hay hàm lượng chất xơ cao trong quả bòn bon đều rất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Tuy nhiên, với quả bòn bon, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thai phụ chỉ nên ăn khoảng 3-4 trái/lần và mỗi ngày không nên ăn quá 0.5kg bòn bon.

Những tháng tiếp theo trong thai kỳ, có thể tăng lượng ăn nhưng không nên sử dụng liên tục, chú ý nên cân bằng với các loại thực phẩm khác để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.

Mẹ bầu có thể ăn trực tiếp quả bòn bon chín hoặc kết hợp chúng với các loại trái cây khác để làm món trái cây dầm thơm ngon, bổ dưỡng.

4. Sai lầm cần tránh khi ăn bòn bon

Không nên nhai hạt: Hạt của quả bòn bon có chứa chất xác định là cấu trúc alkaloid độc. Vì vậy, không nên nhai hạt quả bòn bon mặc dù những hạt nhỏ vẫn có thể nhai được.

Không cắn vỏ: Trong vỏ quả bòn bon có chứa chất acid lansium độc đối với tim, có thể làm tim ếch ngừng đập. Do đó, nên dùng tay bóc vỏ khi ăn bòn bon chứ không nên cắn.

Khi mua bòn bon cần lưu ý quan sát, nếu bòn bon chín tự nhiên thì bên dưới sẽ có dấu kim châm li ti, cuống quả còn tươi, thịt bòn bon có vị thanh, thịt quả trong, hạt đen và nhỏ, không còn mủ.

Bòn bon bị ép chín vỏ sẽ có màu vàng bóng đẹp, không có dấu kim châm, cuống thâm đen, thịt có vị chua và rất nhiều mủ.

Theo GiaDinh