FFC làm ngơ trước tình trạng theo dõi người dùng của nhiều Website

Kể cả khi người dùng không "gật đầu đồng ý", nhiều website vẫn tiếp tục thu thập thông tin từ người dùng.

Ủy ban Truyền Thông Liên Bang(FCC) mới đây đã bác bỏ các cáo buộc liên quan tới việc nhiều trang web như Google, Facebook, YouTube hay Netflix theo dõi và thu thập thông tin cá nhân của người dùng. Đồng thời, cơ quan này cũng cho phép các trang web nói trên thu thu thập các thông tin cá nhân nếu người dùng cho phép.

Bằng cách chọn "Có" hoặc "Không" trên trình duyệt, người dùng có quyền quyết định việc cung cấp thông tin cho trang web hay không. Tuy nhiên theo trang ArsTechnica, những điều kể trên hoàn toàn vô nghĩa, các trang web vẫn đang tiếp tục theo dõi người dùng dù người dùng chọn "không muốn theo dõi".

"Không theo dõi" là thứ vô dụng!

Khi người tiêu dùng nhấn vào "Không theo dõi" (Do not Track) trên trình duyệt, một HTTP header sẽ được gửi đi nhằm từ chối những phân tích. Nhiều trang web đã tuân thủ đúng nguyên tắc đó, nhưng số làm trái cũng không ít.

"Do Not Track" đang không có tác dụng.

Phía từng đệ đơn lên FCC về vấn đề này, Cơ Quan Giám Sát Người Tiêu Dùng cho biết: " Nhiều người tiêu dùng thường lo lắng về các vấn đề theo dõi và thu thập dữ liệu cá nhân.". Họ cũng bày tỏ ra quan điểm của mình và mong muốn phía FCC sẽ có những hành động kịp thời để điều chỉnh tình trạng gian lận này.

Dù như thế, các kiến nghị đó không hề được FCC giải quyết dù cho chúng hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của họ. "Thay vào đó, FCC giải thích, thẩm quyền của họ chỉ liên quan tới các thành phần truyền tải dịch vụ truy cập Internet như các nhà mạng và hạ tầng liên quan", Cơ quan giám sát người tiêu dùng cho hay. Họ đang làm hết những gì có thể để yêu cầu 1 đạo luật mới liên quan tới vấn đề mà tổ chức đang theo đuổi.

Tham Khảo ArsTechnical

Theo  ttvn