Cây đinh lăng: Nam dương sâm với tác dụng thần kỳ

Là một trong những loại cây không mấy xa lạ với người dân Việt Nam. Ngoài ra, cây đinh lăng còn được gọi với các loại tên khác như cây gỏi cá, nam dương sâm... và có danh xưng khoa học là Polyscias fruticosa. 

Có nguồn gốc từ các quần đảo Thái Bình Dương nhưng nay cây đinh lăng đã được trồng khắp nơi, chủ yếu để làm cảnh vì cây có dáng đẹp, làm thuốc thì chỉ có số ít vì người ta chưa biết đến công dụng nhiều.

Về phần lá:

Lá đinh lăng : Đây là yếu tố chính để phân biệt các loại cây đinh lăng khác nhau: lá xẻ, lá tròn, lá to, lá nhỏ, lá nhuyễn… được cổ nhân dùng để chống bệnh co giật cho trẻ em, bằng cách lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Bên cạnh công dụng như là một vị thuốc bổ tốt cho cơ thể, lá đinh lăng non còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá v.v...

Ngoài ra, người ta thường dùng đinh lăng lá nhỏ dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa cho phụ nữ, chữa kiết lỵ, và làm thuốc tăng lực. Người Ấn Ðộ còn dùng đinh lăng lá nhỏ làm thuốc hạ sốt, làm săn da và niêm mạc.

Tác dụng của dịch chiết đinh lăng lá nhỏ có nhiều điểm tương tự sâm Triều Tiên. Về độc tính, người ta thấy đinh lăng lá nhỏ của ta ít độc hơn so với nhân sâm Triều Tiên và sâm Liên Xô Eleutherococus.

Nếu dùng lá đinh lăng để ăn sống, nấu canh, phơi khô uống nước hoặc làm gối để ngủ hằng ngày thì sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Về phần thân và rễ:

Rễ cây đinh lăng

Người ta thu hoạch rễ cây từ những cây được trồng sau hơn 3 năm hoặc hơn đem về rửa sạch, phơi trong mát cho khô và để giữ được phẩm chất, để dành dùng lâu rễ vẫn còn mùi thơm.

Bột rễ đinh lăng lá nhỏ có chứa hơn 13 loại acid amin, vitamin nhóm B, các nguyên tố vi lượng, trong đó có một số acid amin mà cơ thể người không thể tổng hợp được.

Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng: Thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dùng rễ đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.

Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, cần thiết cho cơ thể, nhờ đó đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể

Ðặc biệt, rượu và nước sắc rễ đinh lăng lá nhỏ ngày xưa thường được các lương y dùng để chữa chứng suy nhược cơ thể, làm thuốc bổ tăng lực, nên danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây đinh lăng lá nhỏ là "cây sâm của người nghèo".

Một số bài thuốc từ rễ đinh lăng như:

Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Viện Y học quân sự đã dùng viên bột rễ Đinh lăng cho bộ đội tập luyện hành quân. Kết quả cho thấy khả năng chịu đựng và sức dẻo dai của họ được tăng lên rõ rệt. Các nhà khoa học Việt Nam và Nga cũng nhận thấy rễ Đinh lăng có tác dụng tốt đối với các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập.

Mách nhỏ bạn:

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều cơ sở chế biến trà từ đinh lăng, và cả bán đinh lăng nguyên cây, nhưng chúng ta nên chú ý trong việc lựa chọn đúng loại cây cần dùng theo hướng dẫn.

Trong đó, Vườn Nhà Mình là địa chỉ tin cậy, có kinh nghiệm lâu năm, uy tín trong việc cung cấp các dược liệu quý như cây đinh lăng và cây chùm ngây. Tại Vườn Nhà Mình, cây đinh lăng được trồng theo phương pháp tự nhiên, hoàn toàn không sử dụng phân thuốc hóa học hay chất kích thích tăng trưởng nên người sử dụng có thể yên tâm về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.

Bạn đọc có thể tham khảo tại: http://vnmmoringa.com/danh-muc/san-pham-dinh-lang/

Hotline: 0901 191 447

Cộng đồng: facebook.com/vuonnhaminh

Xuân Đài