16 ca mắc mới COVID-19, Việt Nam có 1.281 bệnh nhân

16 ca mắc mới đều là các ca nhập cảnh, đều được cách ly ngay tại Khánh Hòa (11), Hưng Yên (4), và Hoà Bình (1).

 Cụ thể:

- CA BỆNH 1266 (BN1266) tại Hưng Yên: nữ, 33 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Xuân Tường, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

- CA BỆNH 1267 (BN1267) tại Hưng Yên: nữ, 26 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá.

- CA BỆNH 1268 (BN1268) tại Hưng Yên: nữ, 35 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Cẩm Giàng, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá.

- CA BỆNH 1269 (BN1269) tại Hưng Yên: nam, 25 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Trường Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Ngày 31/10, các bệnh nhân trên từ Nga nhập cảnh Sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN5062, được cách ly ngay tại Hưng Yên. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 13/11 dương tính với SAR-CoV-2. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

- CA BỆNH 1270 (BN1270) tại Khánh Hòa: nữ, 47 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại huyện Bồ Xuyên, tỉnh Thái Bình.

- CA BỆNH 1271 (BN1271) tại Khánh Hòa: nam, 54 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Thuỵ Việt, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình.

- CA BỆNH 1272 (BN1272) tại Khánh Hòa: nữ, 33 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

- CA BỆNH 1273 (BN1273) tại Khánh Hòa: nữ, 28 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- CA BỆNH 1274 (BN1274) tại Khánh Hòa: nữ, 28 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Ninh Sim, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà.

- CA BỆNH 1275 (BN1275) tại Khánh Hòa: nữ, 30 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

- CA BỆNH 1276 (BN1276) tại Khánh Hòa: nữ, 23 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk.

- CA BỆNH 1277 (BN1277) tại Khánh Hòa: nữ, 35 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá.

- CA BỆNH 1278 (BN1278) tại Khánh Hòa: nữ, 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại phường 1, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

- CA BỆNH 1279 (BN1279) tại Khánh Hòa: nữ, 19 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

- CA BỆNH 1280 (BN1280) tại Khánh Hòa: nam, 46 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Nga.

Ngày 11/11, các bệnh nhân trên từ Nga nhập cảnh Sân bay Cam Ranh trên chuyến bay VN5062, được cách ly ngay tại Khánh Hòa. Kết quả xét nghiệm ngày 14/11 dương tính với SAR-CoV-2. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại các Bệnh viện: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hoà, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh và Phòng khám Ninh Sim - Ninh Hoà, Khánh Hoà.

- CA BỆNH 1281 (BN1281) tại Hoà Bình: nam, 34 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Liên Minh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 31/10, bệnh nhân từ Nga nhập cảnh sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN5062, được cách ly ngay tại Trung đoàn 814 tỉnh Hoà Bình. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 15/11 dương tính với SAR-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.

16-ca-mac-moi-covid-19-viet-nam-co-1-281-benh-nhan

74 ngày Việt Nam không có ca nhiễm trong cộng đồng. Nguồn: Bộ Y tế

Đến nay, Việt Nam đã có 1.281 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 691 ca mắc do lây nhiễm trong nước, số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 551 ca. Thời gian qua, số ca mắc mới đều là những ca nhập cảnh, đã được cách ly ngay.

Hiện có hơn 15.700 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly).

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đã có 1.103 bệnh nhân đã khỏi bệnh, 39 bệnh nhân chuyển ca âm tính với SARS-CoV-2 ít nhất một lần; 35 ca tử vong; 4 ca tử vong sau khi âm tính từ ba đến bốn lần.

V.Thu

Theo GiaDinh

----------

Xem thêm:

Kế hoạch tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người tại Việt Nam trong 2-3 tuần nữa

Bộ Y tế cho biết sau khâu thẩm định hồ sơ chuẩn bị hoàn tất, ngay trong tháng 11 và chậm nhất là đầu tháng 12/2020, Việt Nam sẽ tiến hành tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người.

Thông tin tích cực này được đưa ra bởi TS Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế).

Hôm 6/11, trả lời chất vấn của ĐBQH, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh trên thế giới hiện nay đang cấp tập sản xuất vaccine phòng COVID-19 với khoảng 150 "ứng viên".

"Nói nôm na là đầu tiên sẽ thử trong phòng thử nghiệm, với động vật nhỏ như chuột, sau đó thử với động vật linh trưởng như khỉ. Cuối cùng sẽ thử nghiệm trên người nhưng phải trải qua 3 vòng (vòng 1 vài chục người, vòng 2 vài trăm người và vòng 3 thử nghiệm đến vài nghìn người)", Phó Thủ tướng giải thích.

Về 4 đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết có 2 đơn vị đã "đi trước", dự kiến cuối năm nay thử nghiệm vòng 1 trên người. Dự kiến cuối năm 2021 đầu 2022 mới sản xuất được.

Chậm nhất là đầu tháng 12/2020 sẽ thử nghiệm trên người

Bộ Y tế cho biết trong số trên 200 nhà phát triển vaccine COVID-19 trên toàn thế giới cho đến nay, có 38 vaccine đã đến khâu thử nghiệm trên người, khoảng 1/4 trong số này đang thử nghiệm trên nhóm lớn người tình nguyện.

ke-hoach-tiem-thu-nghiem-vaccine-covid-19-tren-nguoi-tai-viet-nam-trong-2-3-tuan-nua

Ảnh minh hoạ

Tháng 11 (chậm nhất là đầu tháng 12 tới) có thể có một cái tên Việt Nam trong danh sách này: vaccine do Công ty Nanogen (Việt Nam) phát triển trên công nghệ tái tổ hợp protein, bắt đầu được tiêm thử nghiệm trên người giai đoạn 1.

TS Quang cho biết, tại cuộc làm việc mới đây giữa Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế), các chuyên gia về thẩm định, thử nghiệm vaccine, nhà sản xuất, thì Học viện Quân y sẽ là nơi dự định triển khai thử nghiệm tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên người tình nguyện.

Ông Quang thông tin, Bộ Y tế đang xem xét hồ sơ, sau khi thẩm định cho thấy hồ sơ đủ yêu cầu sẽ phê chuẩn cho thử nghiệm trên người, khi đó sẽ chính thức thông báo tuyển chọn người tình nguyện tiêm ngừa.

Khâu thẩm định hồ sơ chuẩn bị hoàn tất, Phó Cục trưởng thông tin trong tháng 11 và chậm nhất là đầu tháng 12 tới sẽ tiến hành tiêm trên người.

Kế hoạch tiêm thử nghiệm trên người sẽ ra sao?

Theo kế hoạch của nhà sản xuất, tiêm thử nghiệm sẽ tiến hành trên 60 tình nguyện viên. Tuy nhiên, Bộ Y tế cho biết sẽ không cùng lúc tiêm thử nghiệm trên 60 người mà chia nhỏ thành các giai đoạn khác nhau.

Theo đó, giai đoạn 1 dự kiến sẽ tiêm cho 20 người, sau đó đến giai đoạn 2 sẽ dự kiến tiêm cho 40 người. Thời gian bắt đầu giai đoạn 2 là 2- 3 tháng kể từ khi người tình nguyện đầu tiên được tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên, cụ thể là đầu tháng 3/2021.

"Chúng tôi sẽ cho tiêm thử nghiệm trên 1-2 người đầu tiên trong nhóm tình nguyện, chờ phản ứng và xác định tính an toàn trong 72 giờ đầu, sau đó mới tiêm tiếp cho 18-19 người của giai đoạn 1" – TS Quang cho biết.

Ngoài vaccine của Nanogen sắp được thử nghiệm trên người này, Việt Nam còn có một sản phẩm đang hoàn thiện hồ sơ tiền lâm sàng (Viện Vắc-xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) để có thể thử nghiệm lâm sàng vào đầu năm 2021.

Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) bắt đầu thử nghiệm tiền lâm sàng vaccine COVID-19 trên khỉ. Đơn vị này thử nghiệm đồng thời trên khỉ và chuột. Dự kiến, sau khi tiêm xong, khỉ sẽ được theo dõi khoảng 3 tháng, sau đó tiếp tục lấy mẫu máu gửi về Hà Nội để làm các xét nghiệm.

Đại diện Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo cho hay mục tiêu là quý 4/2021 sẽ có vaccine Việt Nam hoàn thành tất cả các khâu thử nghiệm, chuẩn bị cho khâu xuất hiện chính thức phục vụ nhu cầu tiêm chủng.

Dù nhu cầu vaccine phòng COVID-19 rất cao, nhưng ông Quang cũng nhấn mạnh rằng Bộ Y tế yêu cầu nghiên cứu này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đảm bảo an toàn cho người tình nguyện tham gia nghiệm vaccine COVID-19.

Đơn vị thực hiện nghiên cứu lâm sàng trong suốt thời gian triển khai, phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế về các yếu tố kỹ thuật, đạo đức.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, việc mua vaccine trên thế giới rất khó khăn. Tổ chức Y tế Thế giới và Liên minh vaccine toàn cầu đã thành lập chương trình gồm 92 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia với tham vọng có thể cung cấp vaccine giá rẻ, có trợ giá.

Theo tính toán là vào khoảng 2 USD (tương đương khoảng 47.000 đồng)/ liều, 4 USD hai liều cho một người thì cũng chỉ vài phần trăm tới tối đa 20% số người trên thế giới có thể tiếp cận.

Phó Thủ tướng cũng thông tin, hiện chưa có công ty nào cam kết bán vaccine COVID-19. Việt Nam đang tham gia nghiên cứu, còn mua trực tiếp thì hiện chúng ta đã xúc tiến làm việc với các đối tác.

Phó Thủ tướng cho hay "việc mua vaccine sớm không hề dễ vì tất cả hiện nay đều nhu cầu cao hơn năng lực sản xuất và cũng chưa có gì chắc chắn cả". Các Chính phủ nếu muốn mua gần như đều phải đặt cọc và trả tiền trước với các công ty và chấp nhận chịu rủi ro.

Do đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, giải pháp căn cơ nhất hiện nay vẫn là các biện pháp phòng dịch, và chung sống an toàn, đòi hỏi tất cả các trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, chợ, công sở,… phải nghiêm túc phòng, chống dịch.

Võ Thu

Theo GiaDinh