Vi-rút COVID-19 có đặc tính như zombie để tấn công loài người

Vi-rút đã mất hàng tỷ năm để hoàn thiện nghệ thuật sinh tồn mà không cần biểu hiện sống - một chiến lược hiệu quả đáng sợ khiến chúng trở thành mối đe dọa tiềm tàng trong thế giới ngày nay.

vi-rut-covid-19-co-dac-tinh-nhu-zombie-de-tan-cong-loai-nguoi

Điều đó đặc biệt đúng với coronavirus chủng mới gây chết rất nhiều người và khiến xã hội toàn cầu phải đình trệ. Nó chẳng nhiều hơn một đoạn mã di truyền được bao bọc bởi lớp vỏ protein xù xì gai góc có kích thước bằng một phần nghìn chiều rộng của sợi lông mi. Nhờ vậy, nó duy trì khả năng tồn tại giống như zombie và khó có thể coi đó là một sinh vật như chúng ta từng hình dung.

Cách thức hoạt động của mầm bệnh coronavirus này thực sự là khả năng phi thường nhưng đáng sợ: Chúng có thể xâm nhập dễ dàng vào cơ thể người mà họ không hay biết. Trước khi vật chủ bộc phát các triệu chứng, chúng đã nhân rộng các bản sao phát tán ra khắp nơi, rồi lây sang nạn nhân tiếp theo. Nó có sức mạnh chết chóc với một số người nhưng có vẻ yếu ớt trong cơ thể ở những người khác. Chính người bị nhẹ này lại không được phát hiện cách ly và mang mầm bệnh lây lan xa hơn.

Khi các nhà nghiên cứu chạy đua để phát triển các loại thuốc và vắc-xin điều trị bệnh dịch đã làm 350.000 người mắc bệnh và hơn 15.000 người tử vong thì đây là chân dung một "quái vật" mà chúng ta đang phải chống lại.

Nằm giữa ranh giới hóa học và sinh học

Vi-rút bệnh hô hấp có xu hướng lây nhiễm và nhân lên ở hai nơi: Hoặc trong mũi và cổ họng, nơi chúng rất dễ lây lan, hoặc trong phổi, nơi chúng khó lây lan nhưng nguy hiểm hơn nhiều.

Loại coronavirus mới này đang xoá nhoà sự khác biệt. Chúng có thể cư ngụ ở khúc trên đường hô hấp, nơi dễ hắt hơi hoặc ho lây cho người khác. Nhưng ở một số bệnh nhân, chúng có thể nằm sâu trong phổi, nơi nó có thể dễ dàng gây tử vong. Sự kết hợp đó giúp nó có thể lây nhiễm theo phương thức lây của một số bệnh cảm lạnh hay như coronavirus gây bệnh SARS từng bùng phát 2002-2003 ở châu Á.

Một đặc điểm "xảo quyệt" khác của loại vi-rút COVID-19: Bằng cách từ bỏ chút biểu hiện nguy hiểm, các triệu chứng của nó xuất hiện ít hơn so với SARS. Nhưng điều đó lại khiến mọi người thường truyền vi-rút cho người khác trước khi họ biết mình nhiễm bệnh. Nói cách khác, nó có tài ẩn thân để tàn phá toàn thế giới.

Các vi-rút như thế này đã gây ra nhiều đợt bùng phát tàn phá nhất trong 100 năm qua: dịch cúm năm 1918, 1957 và 1968; và SARS, MERS và Ebola. Các coronavirus gây bệnh kể trên đều theo kiểu bệnh từ động vật lây sang người. Và tất cả là do vi-rút mã hóa gen di truyền của chúng trong RNA. Các nhà khoa học nói rằng không có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào ở đây cả. Sự tồn tại của vi-rút RNA theo kiểu zombie khiến chúng dễ lây lan và khó tiêu diệt.

Khi bên ngoài một vật chủ, vi-rút như "ngủ đông". Chúng không không chết dù không có các biểu hiện sự sống truyền thống: trao đổi chất, chuyển động, khả năng sinh sản. Và chúng có thể tồn tại theo cách này trong một thời gian khá dài.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm gần đây cho thấy, mặc dù COVID-19 thường yếu đi trong vài phút hoặc vài giờ bên ngoài vật chủ, nhưng một số vẫn có thể tồn tại - có khả năng lây nhiễm - trong tối đa 24 giờ trên bìa giấy và thậm chí là ba ngày trên thép không gỉ. Vào năm 2014, các nhà khoa học phát hiện ra một loại vi-rút bị đông lạnh trong băng vĩnh cửu suốt 30.000 năm và nó vẫn có khả năng lây nhiễm amip sau khi được hồi sinh trong phòng thí nghiệm.

Khi vi-rút gặp phải vật chủ, chúng sử dụng protein trên bề mặt để chọc thủng và xâm chiếm các tế bào của vật chủ. Sau khi kiểm soát các tế bào đó, chúng dùng bộ mã gen của mình để sao chép và sản xuất ra nhiều vi-rút hơn. Gary Whittaker, giáo sư ngành vi-rút học của Đại học Cornell cho biết, với khả năng chuyển đổi giữa sống và không sống thì loại vi-rút này như đang ở đâu đó giữa vùng hóa học và sinh học, chứ không phải đơn thuần là sinh học như ta nghĩ. Nhưng tại sao vi-rút gây COVID-19 khó bị đánh bại hơn các vi-rút gây dịch bệnh trong quá khứ? Chúng không chỉ có chiến thuật tốt mà còn có "vũ khí" tốt.

Chiếc vương miện và 3 cây búa

Trong số các vi-rút dạng RNA, coronavirus - được đặt tên dựa trên hình dáng các gai protein tô điểm cho chúng giống như hình của vương miện – có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp. Chúng lớn gấp ba lần mầm bệnh gây ra sốt xuất huyết, West Nile và Zika và có khả năng sản xuất thêm các protein giúp củng cố khả năng thâm nhập thành công của chúng.

Nói một cách ví von, vi-rút sốt xuất huyết chỉ có một cây búa trong cuộc chiến với tế bảo vật chủ còn coronavirus gây COVID-19 có tớ ba búa khác nhau, mỗi búa sử dụng hiệu quả cho một tình huống khác nhau.

Trong số vũ khí đó, có một loại protein hiệu đính, cho phép coronavirus khắc phục một số lỗi xảy ra trong quá trình sao chép. Chúng vẫn có thể đột biến nhanh hơn vi khuẩn nhưng ít có khả năng sinh sản nên ít chịu các đột biến bất lợi cho chúng.

Trong khi đó, khả năng thay đổi giúp vi-rút thích nghi với môi trường mới, cho dù đó là ruột lạc đà hay đường thở của con người thì cũng bị chúng xâm nhập.

Các nhà khoa học tin rằng vi-rút SARS có nguồn gốc là một loại vi-rút do dơi truyền sang người thông qua mèo cầy được bán ở chợ động vật. Vi-rút hiện tại, cũng có thể liên quan đến dơi hay tê tê.

Jeffery Taubenberger, nhà vi-rút học thuộc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia đánh giá: “Tôi nghĩ rằng thiên nhiên đã nói với chúng ta trong suốt 20 năm qua rằng, 'Này, các coronavirus bắt đầu từ dơi có thể gây ra đại dịch ở người và chúng ta phải nghĩ rằng chúng giống như cúm, như những mối đe dọa lâu dài”.

Tài trợ cho nghiên cứu về coronavirus đã tăng sau đại dịch SARS, nhưng trong những năm gần đây, nguồn tài trợ vơi dần. Những vi-rút kiểu như vậy thường chỉ gây cảm lạnh và không được đánh giá nghiêm trọng như các mầm bệnh vi-rút khác, ông Taubenberger cho biết.

Khi ở trong một tế bào, vi-rút có thể tự tạo ra 10.000 bản sao trong vài giờ. Trong vòng vài ngày, người nhiễm bệnh sẽ mang theo hàng trăm triệu vi-rút trong lượng máu bằng muỗng cà phê.

Sự tấn công dữ dội của coronavirus gây ra phản ứng dữ dội từ hệ thống miễn dịch của vật chủ: Hóa chất phòng thủ được giải phóng. Nhiệt độ cơ thể tăng lên, gây hiện tượng sốt. “Lực lượng bảo vệ các tế bào” là bạch cầu chiến đấu với vi-rút gây bệnh tràn ngập khu vực bị nhiễm bệnh. Thông thường, phản ứng này khiến cho một người phát bệnh.

Andrew Pekosz, một nhà vi-rút học tại Đại học Johns Hopkins, đã so sánh vi-rút gây COVID-19 với những kẻ trộm đặc biệt phá hoại: "Chúng đột nhập vào nhà bạn, khoắng hết đồ ăn của bạn và sử dụng đồ đạc của bạn và sau vài giờ, chúng có 10.000 tân binh. Và sau đó chúng rời khỏi nơi bị càn quét. Thật không may, con người có rất ít cơ chế phòng thủ chống lại những kẻ trộm này".

Theo Motthegioi

*Xem thêm:

Bệnh nhân 122 không đeo khẩu trang chụp ảnh với 4 người khác ở phòng cách ly

Thông tin về sức khỏe, nguồn lây của bác sĩ BV Nhiệt đới Trung ương nhiễm Covid-19

+Bệnh viện Nhiệt đới TƯ thông tin về 3 bệnh nhân cao tuổi nhiễm COVID-19 ở thể nặng phải dùng máy thở