Những thói quen tai hại mà bà nội trợ thường bỏ qua khi sử dụng đồ gia dụng nhà bếp khiến chúng hỏng nhanh như chớp"

Mỗi vật dụng bếp được làm từ các vật liệu khác nhau. Nếu bạn không hiểu hết về chúng thì việc sử dụng sai cách sẽ khiến vật dụng giảm tuổi thọ và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn cũng như cả gia đình.

1. Sử dụng đồ dùng trong trạng thái nóng-lạnh đột ngột

Những thói quen tai hại mà bà nội trợ thường bỏ qua khi sử dụng đồ gia dụng nhà bếp khiến chúng hỏng :nhanh như chớp - Ảnh 1.
 

Một chiếc nắp nồi bằng thủy tinh mới được bạn rửa sạch sẽ bằng nước lạnh, nhưng ngay sau đó bạn lại dùng chiếc nắp này để đậy nồi đang nấu trên bếp với nhiệt độ tới 100 độ C. Đây là một sai lầm hầu như chị em nào cũng mắc phải trong nhà bếp, gây ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột tác động lên đồ dùng nhà bếp, khiến chúng bị nứt, vỡ, hay biến dạng,…

Thông thường, nồi, chảo (và nắp đậy) không phản ứng tốt với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, bởi vậy hãy tránh việc rửa bát đĩa nóng bằng nước lạnh, đổ chất lỏng lạnh vào chảo đang nóng hay thậm chí đun nóng một món ăn trên bếp ngay sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh.

2. Dùng cọ kim loại để rửa chảo

Những thói quen tai hại mà bà nội trợ thường bỏ qua khi sử dụng đồ gia dụng nhà bếp khiến chúng hỏng :nhanh như chớp - Ảnh 2.
Kim loại là kẻ thù của chảo chống dính. Thực tế, rất nhiều người thường quen tay dùng miếng cọ kim loại để rửa chảo và cho rằng rửa như vậy chảo sẽ sạch hơn. Nhưng đây lại là một sai lầm bởi việc chà xát bằng miếng cọ kim loại sẽ khiến lớp chống dính bị bong tróc, không chỉ làm chảo nhanh hỏng, mà khi nấu ăn còn khiến chất độc dễ ngấm vào thực phẩm hơn.

3. Để đáy nồi cơm điện ướt

Khi sử dụng nồi cơm điện, không bao giờ được đặt lòng nồi còn ẩm ướt vào nồi, điều này rất dễ làm hư mâm nhiệt của nồi ảnh hưởng tới độ bền của sản phẩm. Nên lau bề mặt bên trong của nắp nồi sau khi nấu cơm để ngăn chặn độ ẩm không mong muốn, hơi nước dư thừa tích tụ trên đó.

Đối với lòng nồi cơm điện, không rửa bằng giẻ ráp sắt hoặc chất liệu có thể làm xước bề mặt bên trong. Bạn chỉ nên rửa chảo bằng một miếng bọt biển hoặc vải mềm.

4. Quá lửa

Những thói quen tai hại mà bà nội trợ thường bỏ qua khi sử dụng đồ gia dụng nhà bếp khiến chúng hỏng :nhanh như chớp - Ảnh 3.
Ảnh hưởng của đồ bếp khi bị nấu quá lửa có thể sẽ khác nhau, tùy theo từng chất liệu.

Thép không gỉ có thể bị bao phủ bởi những vết có hình "cầu vồng". Tuy nhiên, ảnh hưởng này chỉ là tác động bên ngoài, đồ bếp vẫn sử dụng được.

Mặt chống dính bị bong ra, mất tác dụng vì trước đó nồi, chảo bị nấu cháy.

5. Dùng sai chức năng

Những thói quen tai hại mà bà nội trợ thường bỏ qua khi sử dụng đồ gia dụng nhà bếp khiến chúng hỏng :nhanh như chớp - Ảnh 4.
Lấy dao để mở nắp chai, dùng hộp nhựa không phù hợp trong lò vi sóng, đậy một cái nắp bằng nhựa lên nồi inox... là những lỗi cơ bản nhiều người mắc.

6. Ngâm đồ gỗ quá lâu

Thớt gỗ là thứ không nên ngâm lâu trong nước vì điều này có thể làm chúng bị ố, mốc và sau này có thể nứt vỡ.

7. Rửa nồi gang sai cách

Những thói quen tai hại mà bà nội trợ thường bỏ qua khi sử dụng đồ gia dụng nhà bếp khiến chúng hỏng :nhanh như chớp - Ảnh 5.
 

Gang là một chất liệu phản ứng cực mạnh với nước hay hóa chất. Nếu bạn ngâm nồi, chảo gang trong nước hoặc sử dụng loại chất tẩy rửa quá mạnh để vệ sinh chảo gang, chúng sẽ bị mất đi lớp bảo vệ và trở nên han gỉ.

8. Dùng dao trên thớt bằng đá

Thớt bằng đá hoa cương rất bền và đẹp mắt, tuy nhiên nó lại không tốt cho các loại dao. Nếu muốn sử dụng loại thớt này, hãy chuẩn bị tinh thần thay thế dao cũ thường xuyên, vì các lưỡi dao thường bị hỏng.

Bao lâu thì nên làm sạch ngăn đông tủ lạnh một lần để tránh tình trạng nhiễm khuẩn đồ ăn

Lily (th)

Theo GiaDinh