Chắc chắn bạn sẽ thay đổi thói quen dùng điện thoại nếu không muốn thủng giác mạc

Nhiều người không quan tâm đến việc điều chỉnh độ sáng màn hình điện thoại, bất kể là đang ở ngoài trời nắng hay trong phòng tối.

Ở Đài Loan, các bác sĩ vừa phát hiện một trường hợp bị tổn thương mắt nghiêm trọng khi sử dụng điện thoại ở độ sáng màn hình tối đa. 

Cô gái tên Chen (25 tuổi) là một thư ký. Công việc này đòi hỏi cô thường xuyên phải kiểm tra điện thoại và trả lời các tin nhắn liên quan tới công việc nhanh nhất có thể. Cách đây vài năm, Chen phát hiện ra rằng để độ sáng của màn mình điện thoại ở mức tối đa sẽ giúp cô đọc tin nhắn dễ dàng hơn ngay cả khi đứng dưới ánh nắng chói chang.

Kể cả lúc xem phim bộ trên điện thoại suốt vài tiếng đồng hồ, Chen cũng không hề giảm độ sáng của màn hình. Cô đã duy trì thói quen này cho tới tháng 3 năm ngoái khi mắt cô bắt đầu có những triệu chứng bất thường.

chac-chan-ban-se-thay-doi-thoi-quen-dung-dien-thoai-neu-khong-muon-thung-giac-mac

Cô gái 25 tuổi bị thủng tới 500 lỗ trên giác mạc, sau 2 "năm quên" không điều chỉnh độ sáng màn hình thấp xuống. Ảnh: Mirror

Các bác sĩ soi giác mạc cô ấy phải thốt lên rằng: Chúng như bị nướng chín trong lò vi sóng. Thị giác của cô bị ảnh hưởng bởi những lỗ này vì thể bác sĩ đã quyết định điều trị cho cô bằng steroid. Sau 3 ngày, tình trạng của Chen đã được cải thiện.

Giáo sư Hong nói với Apple Daily rằng màn hình điện thoại của người phụ nữ này có độ sáng khoảng 625 Lumen, cao hơn nhiều so với mức khuyến cáo là 300 Lumen, đồng thời cho biết khi nhìn vào ánh sáng như vậy trong nhiều giờ đồng hồ, đặc biệt là trong phòng tối có thể khiến giác mạc bị cháy, ảnh hưởng tới thị giác. Ông khuyến cáo mọi người nên cài đặt độ sáng màn hình điện thoại ở chế độ tự động hoặc chỉnh ở mức khoảng 250 Lumen.

Song song với đó, bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không nên tắt đèn trong phòng khi sử dụng điện thoại vào ban đêm. Cách tốt nhất là điều chỉnh độ sáng màn hình thấp xuống và bật chế độ "night mode" để bảo vệ mắt.

Theo GiaDinhVietNam