Cha mẹ còn để con giữ thói quen này là đang âm thầm hại con

TS.BS. Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam kể ra những thói quen khiến trẻ dễ mắc các bệnh cực kỳ nguy hiểm.

Thói quen dinh dưỡng

Theo TS.BS. Trương Hồng Sơn, trẻ vừa ăn vừa xem tivi cực kỳ gây hại cho dạ dày. Nhiều trẻ còn ăn lượng lớn thức ăn một lúc, ăn vặt sau khi ăn tối, ăn trong vòng 30 phút trước khi đi ngủ, bỏ bữa sáng… là những nguy cơ đối với sức khỏe.

cha-me-con-de-con-giu-thoi-quen-nay-la-dang-am-tham-hai-con

Trẻ vừa ăn vừa xem tivi cực kỳ gây hại cho dạ dày.

Thói quen giấc ngủ

Trẻ ngủ quá ít cũng ảnh hưởng đến phát triển toàn diện. Theo đó, trẻ từ 2-3 tuổi cần ngủ từ 12-14 tiếng mỗi ngày. Trẻ cần ngủ trưa, ít nhất 1 tiếng. Đối với trẻ từ 3-6 tuổi, cần ngủ 10-12 tiếng mỗi ngày. Thời gian ngủ trưa từ 30 phút đến 1 tiếng, không nên kéo dài quá.

Trẻ nên được ngủ trong môi trường thoải mái, sạch sẽ, môi trường đủ bóng tối, nhiệt độ mát mẻ không có quá nhiều tiếng ồn.

Cha mẹ không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo khi đi ngủ để hạn chế sự lưu thông của máu.

Đặc biệt, trẻ không được sử dụng điện thoại hoặc màn hình điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ và cha mẹ nên luyện cho trẻ thói quen ngủ vào một thời gian đều đặn.

cha-me-con-de-con-giu-thoi-quen-nay-la-dang-am-tham-hai-con

TS.BS. Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam.

Thói quen vận động

Hiện nay, nhiều trẻ lười vận động dễ mắc các bệnh đái tháo đường, béo phì, tim mạch. Chính vì vậy, cha mẹ phải khuyến khích con vận động, phát triển hệ cơ xương, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Thời gian nghỉ ngơi của trẻ cũng xen kẽ nhau, không nên vận động quá nhiều, cũng không nên nghỉ ngơi quá nhiều.

Đặc biệt, cha mẹ hạn chế cho con ngồi 1 chỗ 2 tiếng/ngày. Khuyến khích trẻ đọc sách, cắt dán giấy làm thủ công…

Trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo, uống nước ngọt có ga

Trẻ em rất thích đồ ăn, đồ uống có vị ngọt, do đó người lớn thường vô tư chiều theo sở thích của trẻ và để trẻ ăn uống đồ ngọt một cách vô tội vạ mà không kiểm soát.

Vì thế, khi trẻ ăn quá nhiều, các chất hóa học gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến men răng, khiến trẻ dễ mắc phải sâu răng, viêm nướu. Hơn nữa, trong bánh kẹo có nhiều đường hóa học, có thể gây ra các bệnh lý tim mạch sau này.

Cũng theo TS.BS. Trương Hồng Sơn, cha mẹ nên dạy trẻ cách chọn thực phẩm an toàn để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Chẳng hạn: Đưa trẻ cùng đi siêu thị, lên thực đơn và chuẩn bị đồ ăn cho bữa ăn hằng ngày để dạy trẻ ăn thực phẩm an toàn.

Cha mẹ cũng nên dạy trẻ cách chọn rau và trái cây đa dạng, nhiều màu sắc.

Nếu trẻ thích ăn vặt, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ lựa chọn đồ ăn vặt lành mạnh như: Trái cây,  rau củ luộc, sữa chua thay vì ăn bánh ngọt, kẹo kem...

Diệu Thu 

Theo Dân Việt

---------------------

Xem thêm:

Smartphone hại trẻ như thế nào?

Vi khuẩn có trên điện thoại do bạn đặt điện thoại ở mọi nơi, cầm nắm suốt ngày nhưng không bao giờ vệ sinh. Vì vậy, bạn cần chú ý không để trẻ gặm hay cầm điện thoại thường xuyên.

Vi khuẩn có hại

Chưa vội đề cập đến những ảnh hưởng của màn hình điện tử đến trẻ, bạn cần biết rằng lượng vi khuẩn trên một chiếc điện thoại nhiều gấp 20 lần so với lượng vi khuẩn trên miệng bồn cầu - theo một nghiên cứu vi sinh học tại Anh.

Trong đó có các loại vi khuẩn rất độc như tụ cầu hay E.coli, gây đau bụng, ói mửa, tiêu chảy và thậm chí nguy hiểm tính mạng cho trẻ. Đặc biệt trong mùa bệnh tai mũi họng, đây có thể là một nguồn lây nhiễm virus sinh bệnh.

Vi khuẩn có trên điện thoại do bạn đặt điện thoại ở mọi nơi, cầm nắm suốt ngày nhưng không bao giờ vệ sinh. Vì vậy, bạn cần chú ý không để trẻ gặm hay cầm điện thoại thường xuyên.

Ngoài ra, nên lau chùi điện thoại thường xuyên bằng cồn 70% để giúp trẻ tránh các loại vi khuẩn có hại.

Smartphone hại trẻ như thế nào?
Ảnh minh họa.

Giới hạn thời hạn sử dụng 

Hội học thuật Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) từ lâu khuyến cáo không nên cho trẻ tiếp xúc với các loại màn hình điện tử (ti vi, máy vi tính, điện thoại, máy tính bảng) quá 2 giờ mỗi ngày. Tháng 10/2015, AAP thay đổi khuyến cáo - không cho trẻ dưới hai tuổi tiếp xúc với màn hình điện tử.

Thực tế thì việc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị này có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, ở một mức độ nào đó.

Đầu tiên là những ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, sau đó là vấn đề về phát triển ngôn ngữ và tương tác xã hội của trẻ. AAP đặc biệt chú trọng đến vấn đề này ở những trẻ dưới hai tuổi.

Một trong những cách hiệu quả là không đụng đến màn hình điện thoại trong phòng ăn, phòng ngủ, hay phòng khách. Bạn cũng có thể đưa ra một số khung giờ cho trẻ giải trí với các thiết bị điện tử, ví dụ sau khi ăn cơm tối một giờ là thời gian xem ti vi. Tất nhiên, trước hết bạn phải làm gương cho trẻ, tức là cũng không sử dụng thiết bị điện tử trong khung giờ đó.

Tương tác xã hội 

Tương tác xã hội là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển tư duy và nhân cách của trẻ. Khi để trẻ dùng điện thoại, bạn đang giết chết khoảng thời gian để bé chơi đùa hay nói chuyện cùng cha mẹ và những người xung quanh.

AAP đã khẳng định vai trò quan trọng của việc đọc sách cho trẻ nghe mỗi tối, ngay từ lúc còn mang thai sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức tốt. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể chơi những trò có tính tương tác cao hơn như vẽ tranh, làm bánh, chơi đồ hàng, giải ô chữ. Đừng bao giờ để bé một mình cùng chiếc điện thoại mà quên đi sự quan trọng trong mối tương tác bố mẹ - con.

Ngoài ra, khi dùng điện thoại, trẻ có thể tiếp xúc với những nội dung không phù hợp như cảnh bạo lực hay đồi trụy. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm thần và nhận thức của trẻ, thậm chí gây ra các bệnh lý.

Hãy dành thời gian cho con, thay vì để mặc con với điện thoại, máy tính, ti vi. Đặc biệt, hãy tổ chức những buổi đi chơi xa, dã ngoại để gắn kết mối quan hệ gia đình cũng như dạy trẻ về thế giới thiên nhiên, sự kỳ diệu của thế giới thật hơn là thế giới ảo gói gọn trong màn hình điện thoại. Nếu cho trẻ sử dụng điện thoại, cần kiểm soát chặt chẽ nội dung bên trong đó.

Sóng điện thoại

Đến thời điểm này, những nghiên cứu về ảnh hưởng của sóng âm đối với con người vẫn chưa đi đến hồi kết. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp sóng điện thoại vào diện có khả năng gây ung thư. Do đó, để cẩn thận, bạn hãy hạn chế cho trẻ tiếp xúc với điện thoại.

Một số gợi ý cho bạn là tắt sóng (chế độ máy bay) khi cho trẻ dùng điện thoại. Nếu cần thì có thể dùng sóng wifi và tắt luôn các nguồn phát sóng không cần thiết khác.

Theo Tuyến Trần/phunuonline