Bé trai "nát mặt" vì cách sơ cứu khi bị bỏng của cha mẹ, BS nói dừng ngay việc này

Một đứa trẻ 3 tuổi bị bỏng nước sôi nhập viện. Tuy nhiên điều đáng tiếc nhất chính là cách sơ cứu sai lầm của cha mẹ khi con bị bỏng khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn.

Theo tờ Trung Sơn Daily, gần đây khoa Bỏng của Bệnh viện đa khoa quân y tại thành phố Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã tiếp nhận một bệnh nhi 3 tuổi bị bỏng nước sôi. Điều đáng nói là gương mặt bị bỏng của đứa trẻ trông vô cùng đáng sợ vì cha mẹ em đã tin vào một bài thuốc dân gian đó là dùng lông mèo phủ lên vết bỏng sẽ khiến vết thương nhanh lành.

be-trai-nat-mat-vi-cach-so-cuu-khi-bi-bong-cua-cha-me-bs-noi-dung-ngay-viec-nay

Tất nhiên, phương pháp này hoàn toàn sai lầm và khiến gương mặt bé trai còn nghiêm trọng hơn trước. Thực tế có không ít những trường hợp cha mẹ thay vì đưa con tới bệnh viện lại dùng những cách sơ cứu hết sức sai lầm khiến tình trạng bỏng càng nặng thêm.

Có rất nhiều cách được các bậc phụ huynh truyền tai nhau như bôi kém đánh răng, nước tương hay mật ong, sữa, bí kíp gia truyền lên bề mặt vết bỏng. Tuy nhiên tất cả đều là cách sơ cứu khi bị bỏng sai lầm.

Sau khi trẻ bị bỏng, thời gian “vàng” để sơ cứu chỉ khoảng 30 phút. Trong 30 phút này, ngoài việc gọi cấp cứu, các bậc cha mẹ nên làm những điều dưới đây thay vì những cách tai hại trên:

Làm mát vết bỏng

Làm mát vết bỏng để giảm độ sâu của vết thương là một trong những biện pháp hiệu quả nhất. Đó là rửa vùng bị thương bằng nước sạch khoảng 20 độ, vừa làm giảm mức độ tổn thương cũng như bớt đau cho bệnh nhân.

Giảm đau

Cha mẹ có thể cho con cái họ sử dụng một số loại thuốc giảm đau nếu trẻ quá đau đớn. Nếu không có thuốc, bạn có thể bỏ qua bước này.

Cởi quần áo

Cha mẹ nên cởi quần áo ở vùng bỏng cho con trong thời gian nhanh nhất khi bị bỏng để tránh làm sâu thêm vết thương và tăng chấn thương.

Ngoài ra các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý điều sau:

- Sau khi làm mát vết bỏng có thể phủ khăn sạch ẩm lên vết bỏng;

- Khi nhiệt độ môi trường cực thấp, đừng cho trẻ uống nước lạnh để tránh cảm lạnh;

- Nếu đứa trẻ bỏng hơn 20% diện tích cơ thể, đừng cho trẻ uống nước lạnh, để tránh gây sốc.

Theo Khám phá