Văn hóa trong kinh doanh

Tại đường Bình Quới (P27Q.Bình Thạnh), đi vào khu du lịch Thanh Đa có một tiệm bán cua nổi tiếng được nhiều người biết đến. Nhưng người mua luôn phải e dè vì dây cột cua bằng nhựa quá lớn. Bên cạnh đó, để giữ cua tươi, người bán còn "chịu khó” ngâm trong nước nên một kí cua đưa lên cân thì dây cột đã nặng 1-2 lạng là chuyện bình thường. Người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền ra mua với giá cao hơn nhưng ai cũng ái ngại với dây cột cua kiểu này.

chiêu bán hàng tăng trọng lượng

Góc phải là băng-rôn ủng hộ một nghìn đồng làm từ thiện cho mỗi kí cua

Tại đường Bình Quới (P27Q.Bình Thạnh), đi vào khu du lịch Thanh Đa có một tiệm bán cua nổi tiếng được nhiều người biết đến. Nhưng người mua luôn phải e dè vì dây cột cua bằng nhựa quá lớn. Bên cạnh đó, để giữ cua tươi, người bán còn "chịu khó” ngâm trong nước nên một kí cua đưa lên cân thì dây cột đã nặng 1-2 lạng là chuyện bình thường. Người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền ra mua với giá cao hơn nhưng ai cũng ái ngại với dây cột cua kiểu này.

Trước đây cua được cột bằng những loại dây cỏ hoặc dây thun. Song không hiểu sao giờ đây nó lại được cột bằng dây nhợ chế xuất từ nhựa. Để nặng kí hay vì mục đích nào khác? Có dịp thăm quan tại đất nước Campuchia, chúng tôi thấy họ cũng bán cua nhưng không cột bằng dây nhợ to như nước mình.

Quán bán cua tại Thanh Đa còn có băng-rôn đại ý, mỗi kí cua mà khách hàng thưởng thức sẽ góp một nghìn đồng cho quỹ vì người nghèo, người khuyết tật của phường 27. Chủ trương của quán là tốt nhưng tại sao không lấy từ tiền giữ xe để ủng hộ? "Thượng đế” vào quán ăn khi móc tiền ra trả tiền giữ xe thì cảm thấy bất tiện nhưng họ sẽ vui lòng khi làm một việc tốt?

Cua là món khoái khẩu của nhiều người, nhất là chị em phụ nữ song theo chúng tôi, cách buôn bán với kiểu dây cột quá lớn (nhằm tăng cân) cũng là cách gian lận tiền của khách hàng! 

Theo CATPHCM