Những kiêng kị trong ngày tết Nguyên đán, tuyệt đối ghi nhớ để cả năm may mắn

Với truyền thống và văn hóa của người Việt Nam mình từ xưa tới nay vẫn ghi nhận "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Đặc biệt hơn trong 3 ngày đầu tiên của năm mới, những ngày khai xuân mở đầu cho 1 năm ra rất quan trọng.

Rắc vôi bột ở 4 góc vườn:

Trong dân gian từ xa xưa, đặc biệt là vùng nông thôn vẫn có câu: " Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi"  Rắc vôi bột và vẽ ra hướng cổng nhà với mục đích nhằm xua đuổi ma quỷ, những điều không hay đối với gia chủ trong 1 năm sắp kết thúc . Đầu năm mua muối tặng cho mọi người là lời chúc đầu năm làm ăn phát đạt, gặt hái nhiều thành công trong công việc và may mắn.

Xông nhà:

Vào giờ khắc giao thừa đầu năm hoặc người đầu tiên bước chân vào xông nhà cho gia chủ phải là người hợp tuổi, hợp mệnh mới gia chủ. Điều này tương ứng với việc "hợp vía" với gia chủ để một năm mới gia chủ làm ăn phát đạt và tránh được những xui xẻo. Vì thế trước khi chọn lựa người xông nhà gia chủ cần phải lựa chọn, mời người hợp tuổi xông nhà.

Những kiêng kị trong ngày tết Nguyên đán, tuyệt đối ghi nhớ để cả năm may mắn

Kiêng làm đổ nước bẩn, rác và quét nhà

Không nên dọn dẹp nhà cửa ngay trong những ngày đầu năm mới, bởi vì thế được coi như xua tài, tiền, lộc của gia chủ. Các gia đình nên tránh việc quét nhà, đổ rác, bởi vì theo quan niệm dân gian cho rằng quét nhà, đổ rác trong 3 ngày đầu năm thì cả năm gia đình sẽ nghèo túng, khánh kiệt, thần tài không phù hộ, tiền bạc không dư giả, mang lại nhiều điểm xấu, không may mắn. Do vậy, những ngày trước Tết là những ngày gia chủ tập trung dọn dẹp cho ngôi nhà khang trang sạch sẽ để đón 1 năm mới gặp nhiều may mắn, tiền bạc.

Tránh nói giông, chửi mắng.

Ngày đầu năm, ta phải hết sức tránh những ngôn ngữ, hành động có thể đem lại sự không may, còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: "Chết rồi", "toi rồi", "chết tiệt"... hay mắng mỏ "thằng điên", "bị khùng"... Bởi ngay trong ỹ nghĩa của lời nói đã không có nhiều điều may mắn, thể hiện tính ám chỉ, mắng mỏ không phù hợp với phong tục lễ tết của Việt Nam nói riêng của văn hóa truyền thống dân tộc ta nói chung.Tránh việc mang lại sự ồn ào va hỗn loạn cho mọi người xung quanh. Đặc biệt, ngày tết là ngày chúng ta cần phải chúc tục nhau những lời hay, ý đẹp.

Những kiêng kị trong ngày tết Nguyên đán, tuyệt đối ghi nhớ để cả năm may mắn

Kiêng đòi và trả nợ

Trong năm mới không nên đòi nợ cũng như trả nợ, nếu không cả người đi đòi nợ và người bị đòi nợ cũng có 1 năm gặp nhiều điều phiền toái về tiền bạc trong năm. Đầu năm không nên tham vãn thiếu thốn, gọi tên người còn nợ và người bị nợ. Nên cầu may để có 1 năm lộc tài gõ cửa mang lại cho gia chủ sự thịnh vượng.

Kiêng chúc Tết người đang ngủ và kiêng ngủ trưa.

Không nên chúc Tết người đang ngủ bởi vì thế bị coi như mang lại bệnh tật cho người đang ngủ, vì người đang ngủ bị làm phiền giấc ngủ, gián đoạn giấc ngủ dẫn đến sự mệt mỏi không phù hợp với tâm trạng và sức khỏe, đặc biệt trong 3 ngày Tết. Ngày đầu năm mới nếu không mệt quá , hay do thói quen đã lâu thì cũng không nên ngủ quá lâu, bởi vì ngủ trưa ngày tết là biểu hiện cho sự lười biêng, mệt mởi.

Những kiêng kị trong ngày tết Nguyên đán, tuyệt đối ghi nhớ để cả năm may mắn

Không nên ăn cháo

Trong quan niệm truyền thống, chỉ có những nhà nghèo mới phải ăn cháo, cho nên tốt nhất là ăn cơm vào sáng mồng 1 Tết để cầu một năm sung túc. Một mân ngũ quả và các món ăn truyền thống "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nên, Tràng pháo, bánh trưng xanh" dù nghèo khó cũng nên có để thờ cúng Tổ tiên và mọi thành viên trong gia đình, ăn uống no đủ.

Kị mai táng

Trong phong tục của người dân Việt Nam, những gia đình không may có người qua đời trong 3 ngày Tết thì nên để sau ngày Tết mới tiến hành mai táng. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh

Theo Ohay