Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh trĩ

Ngồi nhiều, đứng lâu, táo bón kéo dài khiến vùng hậu môn sưng, sung huyết là nguyên nhân chính gây bệnh, phải dùng thuốc trị trĩ hiệu quả.

Thờ thẫn trước sảnh khu khám bệnh, anh Nguyễn Đình Công ở Hà Nội chia sẻ: “Tôi là tài xế taxi thường xuyên ngồi nhiều. Hồi trước, tôi hay bị táo bón, đại tiện có chút máu nhưng nghĩ do nóng trong người nên chủ quan. Tới khi phát hiện chỗ ngồi liên tục xuất hiện vết máu, tôi đi khám và được chẩn đoán trĩ đã ở giai đoạn 3, phải mổ”.

Anh Công cũng giống nhiều trường hợp khác không biết cách sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh trĩ, dẫn đến điều trị muộn và kết quả không như mong muốn. 

Thạc sĩ, bác sĩ Dương Phước Hưng - Trưởng khoa Hậu môn - Trực tràng của Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết, trĩ là bệnh hậu môn trực tràng phổ biến nhất với khoảng 50% dân số mắc bệnh. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm ngồi nhiều, đứng lâu, táo bón kéo dài, mang thai khiến cho đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị sưng, giãn, sung huyết, viêm. Bệnh diễn tiến âm thầm nên nhiều người chủ quan hoặc biết nhưng giấu bệnh. Chỉ đến khi biến chứng xảy ra như choáng, mất nhiều máu, nhiễm trùng do búi trĩ thòi ra không co lên được, người bệnh mới đến bệnh viện.

Trĩ được phân biệt thành 3 loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Ở trĩ nội, búi trĩ nằm bên trong trực tràng nên người bệnh không sờ thấy. Sau đó, do táo bón kéo dài, ngồi nhiều khiến búi trĩ bị viêm, gây nóng rát, và có thể sa ra ngoài ống hậu môn, chảy máu. Vì vậy, mọi người phải cảnh giác vì trĩ nội thường chỉ nhận biết được khi ở giai đoạn nặng.

Với trĩ ngoại, các tĩnh mạch trĩ nằm ở khu vực dưới da, rìa ngoài hậu môn bị giãn, sau đó bị gấp khúc, viêm, tạo nên búi trĩ. Người bệnh mới đầu có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần đi đại tiện hay ra máu, sờ thấy búi trĩ và đau rát nhiều hơn khiến không thể ngồi, đứng như bình thường. Trĩ ngoại sớm được phát hiện sẽ dễ điều trị hơn trĩ nội.

Với trĩ hỗn hợp, người bệnh có thể vừa mắc trĩ nội, vừa bị bệnh trĩ ngoại. Khi trĩ sa, không co lên được, kết hợp với các búi trĩ ngoài rìa hậu môn dễ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy hiểm vì các tĩnh mạch bị viêm sưng từ trong ra ngoài hậu môn, gây chảy nhiều máu, nhiễm trùng máu nghiêm trọng. Chi phí phẫu thuật trĩ hiện nay từ 15-25 triệu đồng mỗi ca, tùy vào phương pháp áp dụng. Đây là gánh nặng với nhiều gia đình vì vậy người bị trĩ hỗn hợp rất cần được điều trị sớm.

Bệnh trĩ gây phiền toái cho nhiều người nếu không được điều trị bằng thuốc trị trĩ hiệu quả.

Theo bác sĩ Hưng, bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ sẽ dễ điều trị và có thể chữa tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ như ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, chuối, táo, lê, khoai, bí đỏ kết hợp với thiết lập lối sống lành mạnh, tăng cường vận động, kiêng uống bia rượu. Quan trọng hơn, bệnh nhân cần dùng thuốc trị trĩ hiệu quả giúp khống chế búi trĩ và cầm máu. Y học hiện đại đã nghiên cứu ra thuốc chữa trĩ có chứa thành phần flavonoid vi hạt tinh chế giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng dai dẳng. Thuốc đã được nghiên cứu lâm sàng quốc tế. Khi vào cơ thể, thuốc trị trĩ nhanh chóng được hấp thụ qua niêm mạc ruột, giúp cầm máu chỉ trong 3 ngày đầu, giảm hoàn toàn triệu chứng đau rát, vướng víu khó chịu trong vòng 7 ngày của toàn bộ liệu trình. Thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa trĩ tái phát.

Các chuyên gia khuyên, để phòng tránh bệnh trĩ nên lưu ý những điều sau:

- Không nên quá lo lắng, giấu bệnh hay tự ý điều trị vì dễ gây biến chứng hẹp hậu môn, nhiễm trùng, phải phẫu thuật rất tốn kém.

-  Tránh ăn các thực phẩm cay hoặc bia, rượu.

-  Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

- Ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, trái cây, khoai lang, chuối, đu đủ, bồ ngót, bông cải xanh.

- Không nên ngồi một chỗ quá lâu. Nếu công việc phải thường xuyên ngồi một chỗ thì bạn nên hẹn thời gian để có thể đứng dậy đi lại, vận động 5-10 phút sau khi ngồi khoảng 45-60 phút.

- Tập thể dục như chạy bộ, yoga, cầu lông, tennis, bơi lội 2-3 lần mỗi tuần.

Theo Nguyễn Linh (Vnexpress)