Hai Dương, người giữ lửa cho cà phê nguyên chất Việt

Tình cờ gặp Hai Dương, người anh rất bản lĩnh tôi quen biết từ trước trong chiếc quần bò bạc thếch phối với chiếc áo sơ-mi trông rất phong trần. Bên tách cà phê thơm ngát, tôi chăm chú lắng nghe câu chuyện về những chuyến đi tìm hương vị cà phê nguyên chất giữa núi rừng cao nguyên bạt ngàn của cao nguyên Lang-biang (Lâm Đồng). Tôi sững sốt khi nghe câu chuyện anh đã bỏ ra hơn 5 năm trời đi tìm hương vị cà phê nguyên chất chỉ vì lời chê của một ông Tây: “Cà phê Việt Nam bẩn lắm!”.

Hai Dương, người giữ lửa cho cà phê nguyên chất Việt

Chỉ mới 38 tuổi nhưng anh đã đi rất nhiều nơi để tìm hiểu về cà phê Việt Nam. Anh nói, cứ hễ nghe loáng thoáng nơi nào có cà phê là anh lại xách ba lô lên đường có lẽ cũng chính vì vậy mà trong chuyện tình duyên anh có phần trắc trở (!?).Anh hào hứngkể lại những kỉ niệm tại các kì Festival  được tổ chức tại Đăk Lăk, anh cùng một vài người bạn lên đó để tham dự và tìm hiểu về cà phê.

Trong đó, kỉ niệm khiến anh nhớ nhất có lẽ là Festival 2010. Đợt ấy, cùng một số anhem lên tham dự lễ, anh được lãnh đạo tỉnh mời đến uống cà phê của hãng cà phê nổi tiếng Đak Lak. Đây là một nhãn hiệu cà phê có tiếng, anh em trong đoàn ai cũng uống và khen thơm ngon.

Riêng chỉ có một anh Tây tên là John, nhất quyết không uống. John xin lỗi khi nói cà phê Việt bẩn lắm, và thứ chúng tôi đang uống hì hục tấm tắc khen ngon, đó không phải là cà phê. “Cà phê có màu nhạt và không dẻo quẹo thế này !” John nói rồi lấy ra một gói cà phê của Úc để mọi người cùng xem. Tất cả mọi người, kể cả lãnh đạo tỉnh Đăk Lăk và đại diện các hãng cà phê cũng ngỡ ngàng.

“Thấy thế, tôi liền bao biện, thanh minh: “Này, anh có biết, nước tôi là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 4 thế giới hay không?” (lúc ấy Việt Nam mới chỉ đứng thứ 4 về xuất khẩu cà phê Robusta thô). Hiểu tiếng Việt rất tốt , và hiểu được hàm ý trong câu nói của tôi, nhưng John vẫn nhất quyết không uống.”- Hai Dương kể lại pha một chút gì đó mang vẻ ngậm ngùi. Vì ít gì, anh cũng là người thích uống cà phê, chưa kể thích uống đến mức mặt nổi nhiều mụn vì nó vẫn không bỏ. Lần này bị một người phương Tây chê cà phê nước mình. Đối với một người như anh mà nói, ấy là một sự sỉ nhục.

Lúc đó, tình thế căng thẳng, các đồng chí tại tỉnh Đaklak đã yêu cầu xay và pha trước mặt mọi người . Nhưng đại diện hãng cà phê này nói rằng không có cà phê hạt để xay trước mặt mọi người. Chưa kết thúc câu chuyện nóng bỏng về cà phê thật và cà phê bẩn tại Việt Nam. Cả đoàn cùng nhau kéo sang trang trại cà phê chồn khác, là 1 trong 7 doanh nghiệp nhận đầu tư của nước ngoài.

Nhưng đến đây, John vẫn cho rằng đây cũng không phải là cà phê, mọi người cứ há hốc mồm và nửa tin nửa ngờ về anh chàng này. Một lần nữa các đồng chí tại tỉnh lại yêu cầu xay cà phê hạt và pha trước mọi người.“Phải mất nhiều thời gian mới pha xong ly cà phê vì nhân viên phải đi đun sôi thật sôi nước và tìm phin để pha. Lúc nhân viên pha xong bưng ly cà phê ra mọi người thấy màu cà phê có màu nhạt nhạt cánh kiến, và không có mùi thơm như cà phê chúng ta vẫn thường hay uống. Lúc này, mọi người ngỡ ngàng tự hỏi thế thì cà phê chúng ta vẫn thường uống, đó là gì?”- Hai Dương từ tốn kể lại.

 Thời gian đó, Sở Y tế tỉnh Đăk Lăk bước vào công tác kiểm tra và phạt nặng một số doanh nghiệp cà phê có chất gây ung thư do đậu nành được rang cháy đen sì cộng hưởng với vài chất phụ phẩm, hương vani, thêm nước mắm, muối.

Điều này giải thích cho câu trả lời vì sao uống cà phê lại hay buồn ngủ chứ không tỉnh táo tức thì như người ta vẫn quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.Vậy thì cà phê được làm từ thứ gì suốt bao nhiêu năm nay. Trong khi đó, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 4 trên thế giới, trong khi lại là nước nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới.

Sau thời gian đó, mọi người họp bàn lại đã lên phương án thành lập chợ cà phê ở Sài Gòn và khu dịch vụ cà phê. Tuy nhiên, đề án này không thực hiện được.

Hai Dương, người giữ lửa cho cà phê nguyên chất Việt

Hai Dương, người giữ lửa cho cà phê nguyên chất Việt

Hai Dương, người giữ lửa cho cà phê nguyên chất Việt

Khách tham quan và thưởng thức cà phê nguyên chất.

Những đêm ngày lặn lội trên vùng đất đỏ bazan…

Ngày đầu tiên lên Lâm Đồng, đối với anh, cái gì cũng mới mẻ, kể cả cà phê, thứ mà anh đang tìm và thay đổi nó. Một mình lái xe lên Tây Nguyên, diễn tả lại lúc ấy, anh cười ngây ngô kể: “Anh cứ như thằng Tây mơ, động gì cũng mua, động gì cũng thử, nhưng ngày đó không biết gì về cà phê mới vui chứ, thực sự arabica là gì, cà phê chồn trông như thế nào nữa.

Nhưng vì anh là đàn ông xứ Bắc Kỳ nên cái “tôi” rất lớn, bị xúc phạm, và đặc biệt nỗi trăn trở trong lòng thúc giục, phải đi tìm ra hương vị cà phê nguyên chất  để lý giải tại sao nước mình là nước thứ nhì sản xuất và xuất khẩu cà phê mà dân mình lại không được uống cà phê thật”.

Anh len lỏi vào từng buôn làng, lếch mòn đũng quần để nghe những người sành sỏi về cà phê chia sẻ kinh nghiệm về trồng cà phê ra sao, tưới nước chăm bón thế nào, chứ thực sự anh vẫn chưa nghe ai nói về cách chế biến cà phê và cà phê khi đến người tiêu dùng đó là cà phê gì. Thời đó, khi vào từng rẫy cà phê mua hạt, cứ hễ ai nói gì tin nấy, nói gì nghe đấy, sai gì làm nấy.

Có lần, anh hỏi một nhà sản xuất cà phê: “Tại sao lại rang đậu nành?”. Người ta trả lời: “Chỉ có mấy thằng ngu mới rang cà phê thật. Giá cà phê hạt 30 nghìn/ kilogram còn đậu nành chỉ có 12 nghìn/kilogram, mà cà phê thật thì rang lên ai thèm uống !”

Anh nói: “Thật là đáng buồn khi chính người dân cũng hờ hững với sản phẩm mình tạo ra. Họ không quan tâm sản phẩm đó đi về đâu và ai uống, vì chính họ cũng chưa được uống thứ sản phẩm mà mình làm ra”.

Một lần, ghé nhà chú Lê thuộc xã Êaphê , Huyện Krong Pak, Tỉnh Đak Lak một gia đình có rẫy cà phê lớn nhất nhì ở đây. Nói chuyện một hồi, mới biết chú chưa từng được uống cà phê do chính tay mình rang. Câu chuyện đương đà sôi nổi, hai chú cháu quyết định rang lên rồi xay uống tại nhà. Sản phẩm được mọi người khen ngon nức nở.

Nắm bắt được nguyên lý làm việc. Từ đó Hai Dương bắt tay vào công việc mua cà phê, rang cà phê, đem cà phê đi rao bán, đi dự Festival, cốt để mang cà phê thương hiệu Cà phê nguyên chất đến người tiêu dùng Việt Nam. Dĩ nhiên, con đường đi  không hề dễ dàng.

Dự Festival 2 lần đầu bị thua lỗ, đến lần thứ 3 anh quyết định chở 2 tấn cà phê hạt lên dự, xay cà phê tại chỗ cho uống thử.Lần đó người nước ngoài mua rất nhiều. Anh kể lại với anh mắt sáng rực: “Lần đâu tiên có thằng dở hơi, đem ca phê hạt rang tới lễ hội. Lần ấy, Đài truyền hình và báo chí lên nhiều và đưa tin về gian hàng của anh.

Sau đợt đó thì anh thấy thay đổi rất nhiều. Tới lễ hội cà phê nhiều nhãn hàng công ty cà phê vừa chưng sản phẩm vừa đem hạt ra xay. Nhưng cà phê đã đóng gói rồi chẳng ai biết được đó là cà phê gì, có phải như cà phê hạt xay hay không?”

Sau khi tham dự lễ hội cà phê ở Đak Lak, anh đem về Sài Gòn trưng bày. Những ngày đầu tiên uống cà phê ai cũng chê thậm tệ, có người còn kêu cà phê giả, cà phê đểu. Được bạn bè mách tai, anh thuê một cô người mẫu chân dài đứng trước giới thiệu và rang xay luôn tại chỗ nhưng vẫn bị chê cà phê quá nhạt.

Vì thị hiếu người tiêu dùng có lẽ khó mà thay đổi ngay vì họ vẫn đang dùng sản phẩm cà phê tẩm hương vị thơm phức và dẻo quẹo.Trong khi đó, có một người em lấy cà phê bình thường mua ở các cửa hiệu bán cà phê bột pha khách lại khen ngon. Ông chú họ Hai Dươngcó lần chỉ mặt nói: “Thằng này là đứa học cao nhất họ mà đem tiền cho thiên hạ xơi”

Hiện tại Chồn không còn nhiều trong tự nhiên, nên để có cà phê Chồn nhiều trang trại chồn phải nhập giống chồn từ Inđonesia.Chồn là giống tinh ranh, thích ăn những trái cà phê chín ngọt vào ban đêm, mỗi đêm chúng chỉ ăn từ 10-12 trái, thải ra một khối nhỏ. Ở Lâm Đồng, dưới chân Langbiang Hai Dương đã lập cho mình một trang trại nuôi chồn, tôi đến thăm trang trai mới thấy công sức chăm sóc thật công phu vì vậy chẳng trách chi phí thành phẩm cao.

Hiện tại chỉ có vài trang trại nuôi Chồnnhư trại cà phê chồn trại Hầm Đà Lạt của Luật sư Minh, Trang trại cà phê Kiến Cường, Quốc Khánh km 52, trangtrại cà phê Phước Lộc 1. Ngoài ra để cung ứng cho thị trường, Hai Dương còn nuôi Chồn và thu mua cà phê hạt tại Đak Lak, Lâm đồng, Gia Lai,… cứ hễ nơi nào có anh lại đánh xe đi.

Hiện tại Hai Dương đã mở hệ thống nhà hàng cà phê nguyên chất nằm TP.HCM, Vũng Tàu , Bình Phước, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Cần Thơ, Trà Vinh. Riếng TP.HCM có 6 quán nằm chủ yếu quận Bình Thạnh và Gò Vấp. Hàng ngày có hàng trăm lượt khách đến thưởng thức ly cà phê nguyên chất.

Anh Hùng, một người khách uống cà phê tại quán chia sẻ: “Từ khi phát hiện và uống cà phê nguyên chất, tôi chẳng thể uống cà phê ở những quán khác nữa, nên mua hẳn cà phê về nhà nhờ vợ pha để uống cho thoải mái. Thấy tiết kiệm hơn cà phê bình thường, chỉ cần pha một muỗng nhỏ thì đã đủ “liều” rồi. Cà phê của các hãng khác pha tới những hơn nữa phin mà uống vào chẳng tỉnh táo minh mẫn gì.”

Ngồi nhâm nhi ly cà phê nguyên chất nóng trong khí trời lành lạnh của cao nguyên về đêm để lắng nghe câu chuyện khá phiêu lưu của anh trên những tỉnh thành Tây Nguyên đất đỏ với giọng nói của một anh chàng xứ Bắc đầy khí phách, tôi tin chắc rằng cà phê nguyên chất rồi đây sẽ được người Việt ưa chuộng vàvươn xa ra thị trường thế giới./.

Theo Mỹ Dung (skcd)