Giải mã hiện tượng 'bóng đè' có cảm giác bị bật ra khỏi giường

Bóng đè là hiện tượng rất phổ biến, thường xảy ra khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ. Nhiều tài liệu nói rằng khi mọi người ngủ có đến 40 % đã bị “bóng đè”.

Như kỳ trước Tiến sĩ Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa họcCông nghệ Ứng dụng Tin học - UIA lý giải hiện tượng này như sau: Bóng đè là hiện tượng rất phổ biến, thường xảy ra khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ. Nhiều tài liệu nói rằng khi mọi người ngủ có đến 40 % đã bị “bóng đè”.

Nhưng nếu căn cứ vào các triệu chứng và thống kê tỷ mỉ với thời gian đủ lớn (thống kê cho cả đời người) thì phải đến trên 80% dân số đã trải qua trạng thái “bóng đè”. Có điều, sau khi ngủ dậy, nhiều người bị rơi vào “quên” hoặc không chú ý nên không nhận ra.

Hiện tượng "bóng đè" vì sao?

Theo ông Vũ Thế Khanh, những nguyên nhân liên quan đến trạng thái sức khỏe: Do nếp sống sinh hoạt bị đảo lộn, mà ảnh hưởng đến quy trình của giấc ngủ như như sự thay đổi công việc, sự căng thẳng, lao động mệt nhọc, lo lắng thái quá (stress); Cơ thể người mới ốm dậy, suy nhược, những người “yếu bóng vía”, hay hoang tưởng, ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, tâm thần tiền phân liệt…

  

Ảnh minh họa.

Khi nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút được phép gọi là nhịp tim nhanh, thường gặp khi phải gắng sức, xúc động, sốt, trạng thái cường giao cảm, viêm cơ tim, thiếu máu hay trong một số bệnh thiếu vitamin B1, cường chức năng tuyến giáp trạng hoặc bệnh tim phổi mạn tímh, cũng có khi bóng đè là dấu hiệu tiềm ẩn của một số bệnh tim mạch, bệnh thoái hóa thần kinh, như chứng Parkinson Hội chứng ngưng thở hoặc bất ổn nhịp tim trong khi ngủ.

Hội chứng này làm cho bệnh nhân ngưng thở thường xuyên trong khi ngủ, gây xáo trộn cân bằng giữa oxy (O2) và cacbonic (CO2) trong máu. Não cảm nhận được sự giảm (O2) và sự tăng CO2 này nên cho tín hiệu xuống để kích thích bệnh nhân thở lại và bệnh nhân thức giấc; Do đặc điểm cấu tạo hình thể: Vòng cổ lớn (béo phì); lưỡi to, cằm lẹm, hàm dưới nhỏ, vẹo vách ngăn mũi, polyps, ami- dan to... hen suyễn, viêm mũi, viêm xoang... những bệnh ngăn cản quá trình đưa ô-xy lên não.

- Hay sử dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích.

- Ngủ trưa quá dài hoặc ngủ phi thời.

- Xem các phim ảnh, sách báo hoặc tham gia các trò chơi kinh dị, gặp các biến cố gây hoảng loạn, trầm cảm.

- Do tư thế nằm ngủ, nếu để tay lên ngực khi ngủ sẽ gây khó khăn cho việc thở và dễ bị rơi vào trạng thái bóng đè, mặc áo quá chật, hoặc không khí nhiều CO2 hoặc thán khí trong một buồng ngủ, thậm chí chỉ cần nằm nghiêng bên trái cũng có thể gây bóng đè với mê hoảng dữ dội.

"Bóng đè" liên quan đến yếu phong thủy nội ngoại thất?

“Bóng đè” chẳng ai nhìn thấy, nhưng lại “cảm thấy” rất rõ, hầu như ai cũng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời. Triệu chứng “bóng đè cần được nghiên cứu sâu hơn nữa vì ảnh hưởng của hiện tượng này rất lớn trong đời sốngtâm linh xã hội. Không chỉ ở con người, ngày cả ở loài vật cũng gặp phải trường hợp này. Như con rết chạy rất nhanh, con sên thì chạy quá chậm, nhưng rết nhìn thấy con sên là bủn rủn chân không thể bò được nữa, con sên chỉ việc bò quanh con rết một vòng lấy nhớt làm “trại giam” rồi tiến vào ăn con rết.

Con rắn lúc bình thường thì hung hãn, đáng sợ, nhưng khi rơi vào chuồng lợn thì lại bị “mất vía”, con trăn rất khỏe nhưng lại mềm nhũn khi bị trói bởi sợi sắn dây… Mỗi loài trong thế giới tự nhiên đều có những khắc tinh khống chế nhau, do vậy khi gặp “khắc tinh” liền bị bắt vía”. Vậy “bóng, vía”... là phạm trù bí hiểm, khó khống chế, nhưng lại thường gây ra những hiệu ứng phi tự nhiên.

Theo triết học Phương Đông, mỗi con người được thị hiện bởi 2 thành tố: Phần Thực thể (phần vật chất nhìn thấy bằng sắc tướng) và phần Tâm thể (phần vật chất vô hình không nhìn thấy bằng mắt thường). Trong phần Tâm thể có 3 hình thái là Hồn, Vía và Phách. Thể Hồn luôn gắn liền với thân xác khi con người còn sống, khi chết thì hồn lìa khỏi xác, còn thể Vía và thể Phách thì có khi bị thất tán” ngay cả khi con người còn sống, cho nên mới có câu sợ mất Vía”, hoặc Hồn siêu Phách lạc”.

Có một số quan niệm thể Vía và thể Phách cũng chính là một, nhưng lại có những quan niệm thể Vía là dạng “năng lượng dự lênh” còn thể Phách là “năng lượng động lệnh”, hay nói cách khác, thể Vía giống như “thế năng sinh học còn thể Phách là “động năng sinh học”. Tuy không nhìn thấy, nhưng Via và Phách lại có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của cơ thể sinh học, chính vì vậy người ta mới tính “bàn thắng trên sân đối phương sẽ có giá trị hơn trên sân nhà”.

Thể Vía và thể Phách như một “chiếc lồng” bao quanh cơ thể sinh học. Độ lớn của chiếc lồng “thể Vía” có qun hệ mật thiết với sự cảm nhận của 6 giác quan. Nói một cách trực giác là khi ta nghe thấy thiếng súng từ xa đã sợ rồi, nhưng với người điếc thì cho dù ở gần vẫn “điếc không sợ súng”. Khi con gà nhìn thấy diều hâu từ xa đã chạy nhớn nhác, nhưng nếu con “gà mù” thì nó vẫn “bình chân như vại” mặc dù sắp bị vồ.

Khi các giác quan bị đóng (ví dụ như khi ta ngủ) thì “chiếc lồng” có thể bị thu hẹp nhưng nó vẫn còn rất hữu hiệu trong cự ly từ 2 đến 3m. Tác động của môi trường vào cơ thể sinh học trước hết phải “xuyên qua” chiếc lồng này. Nhiều khi sự tác động của môi trường chưa tới được cơ thể sinh học, mà mới chỉ chớm đến “chiếc lồng” là cơ thể đã nhận biết được rồi. Một ví dụ thường thấy, khi một đứa trẻ mới chỉ vài ba tháng tuổi, nếu có người lạ đến dù còn cách vài mét mà nhìn chằm chằm với thái độ không thân thiện thì đứa bé liền có phản ứng và khóc ngay, nhưng khi mẹ đứa bé chạy lại (tuy còn cách xa vài ba mét) mà nó đã thấy “yên lòng” rồi.

Như vậy, trong khi ta ngủ những tác động của môi trường tuy chưa trực tiếp vào cơ thể, mà mới chỉ cách xa dăm ba mét là “chiếc lồng” đã có thể “chịu sức ép” và đã truyền tín hiệu đến cơ thể sinh học và lập tức cơ thể đã sinh ra phản ứng rồi. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.

Các phương tiện, dụng cụ bằng điện, bằng kim loại bằng pha lê, bằng sợi tổng hợp, bằng sơn tường… được dùng ngày càng phổ biến trong mỗi gia đình. Chúng đem lại nhiều tiện ích cho cuộc sống; nhưng nó cũng tác động vào “chiếc lồng thể Vía và thể Phách” nên gây ra những bất lợi cho sức khỏe.

Tại ngôi nhà ta phải thấy sảng khoái, thư thái thì mới khế hợp với thuật Nội thất phong thủy. Nếu cảm thấy ủ dột, căng thẳng, mất ngủ, thường xuyên gặp ác mộng, hay ốm đau, bệnh tật, hay gặp tai nạn… thì nên xem chừng những sóng độc hại đang hoành hành trong nhà của ta. Chúng có mặt khắp nơi: Trong phòng khách, phòng ngủ, trong phòng ăn, nhà bếp…

Các yếu tố như hướng đặt giường, thông gió, chỗ kê máy thu hình, máy vi tình, máy giặt, lò vi sóng, radio, lò sưởi, máy sấy, máy điều hòa nhiệt độ gương kính, màu sắc dụng cụ và sơn tường trong nhà cũng đều ảnh hưởng đến nhịp sinh học! Tất cả những máy móc, thiết bị, mạng điện trong nhà, ngoài nhà luôn luôn bức xạ và khuyếch đại độ độc hại. Chúng ta đang sống trong một màn sương điện từ mù mịt và khó có thể tránh được sự ô nhiễm vô hình và thầm lặng ấy!

“Bóng đè” thường xảy ra trong giai đoạn cuối của giấc ngủ. Khi bị bóng đè thì bạn tạm thời bị bất động là do một cơ chế bảo vệ đã ngăn cản hệ vận động, không cho hệ thực hành mệnh lệnh của vỏ não đã ban ra trong giấc mơ. Nó giống như hệ thống rơle tự ngắt vậy.

Chuyên gia Nguyễn Phúc Giác Hải

“Bóng đè” có thể lặp lại vài lần trong một đêm. Có những người lại ngủ thiếp đi và sáng hôm sau thường không nhớ họ đã gặp hiện tượng “bóng đè”. Có người cứ ngủ đến khoảng nửa đêm là bị “bóng đè” không sao nhúc nhích được, cứ cố vùng vẫy thì lại càng bị “giữ chặt”. Thấy họ bị ú ớ, người nằm cạnh lay mãi mới tỉnh. Vì không kiểm soát được giấc ngủ của mình, nên nhiều người đã không biết mình bị “bóng đè” khiến mệt mỏi khó thở lúc ngủ mà cứ nghĩ căn nhà bị ma ám, quỷ ám…

Còn tiếp...

Theo Hải Sơn (NĐT)