Điểm mặt những nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Mức sống của xã hội ngày càng cao không đồng nghĩa với việc số trẻ suy dinh dưỡng được giảm. Vậy nguyên nhân do đâu?

Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con

Theo thuốc biệt dược, cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con biểu hiện ở: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn dặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh...

Cai sữa sớm

Sữa mẹ không chỉ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo mà còn chứa những kháng thể giúp trẻ phòng chống bệnh tật. Do vậy nếu cai sữa quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ, tốt nhất nên cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi. Các bà mẹ cũng nên chú ý không được cai sữa cho trẻ khi chưa cho trẻ ăn bổ sung, khi trẻ bị ốm hay vào những ngày hè nóng bức.

Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng

Khi mắc bệnh, trẻ thường biếng ăn, những kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa có tác động diệt vi trùng gây bệnh, vừa diệt các vi khuẩn thường trú có lợi cho cơ thể tại đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu.

Trẻ ốm đau kéo dài

Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…

Do thể tạng dị tật

Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.

Trẻ biếng ăn

- Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ.

- Cách chăm sóc trẻ không phù hợp (quá căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý).

Bé quá hiếu động

Ở cùng độ tuổi, các bé thích vận động nhiều có xu hướng gầy hơn các bé ít vận động.

Với những bé lười ăn, việc hiếu động thái quá cũng khiến bé dễ bị nhẹ cân.

Cho bé ăn ít chất béo

Nếu bạn cắt giảm chất béo, chất đường hoặc hàm lượng kalo một cách thiếu khoa học sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe của bé.

Các bé cần được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. Hơn nữa, chất béo, chất đường là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển bộ não của bé.

Bé thường xuyên bị nôn, trớ

Nôn, trớ thường xuyên sẽ khiến cơ thể bé thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, bé cũng có nguy cơ bị nhẹ cân.

Bé mắc một số chứng bệnh 

Các chứng bệnh về đường ruột, gan, tim mạch… cũng khiến bé yếu ớt và khó tăng cân. Đặc biệt, nhóm bé mắc chứng tiêu chảy có nguy cơ chậm tăng cân nhất.

Đề phòng chống dinh dưỡng cho trẻ, ngay từ khi mang thai, bà mẹ cần ăn uống đủ chất, lao động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý, theo dõi sự tăng cân (tăng 10 - 12 kg), uống bổ sung viên sắt để phòng thiếu máu và khám thai định kỳ để phát triển sớm dị tật của thai nhi.

Sau khi, trẻ cần được nuôi bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý. Việc chăm sóc và phòng các bệnh nhiễm khuẩn là biện pháp tốt để phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ.

Suy dinh dưỡng thường xảy ra ở trẻ sinh non, có cân nặng sơ sinh thấp ( dưới 2500g) hoặc những tẻ bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, di chứng thần kinh, bại não.

Để phát hiện sớm suy dinh dưỡng ở trẻ, các bè mẹ nên cân và đo chiều cao cho bé hàng tháng và theo dõi biểu đồ tăng trưởng. Trẻ dưới 2 tuổi cần được cân đo hàng tháng. Trẻ trên 2 tuổi mỗi quí ( 3 tháng) nên cân đo 1 lần. Bình thường bé được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, không bị bệnh thì cân nặng của trẻ ở trong kênh A, theo hướng đi lên( đường sức khỏe) có nghĩa là bé phát triển bình thường.

Nếu cân nặng nằm trong kênh B là bị suy dinh dưỡng nhẹ, nếu cân nặng ở kênh C là suy dinh dưỡng vừa và kênh D là suy dinh dưỡng nặng. Nếu trẻ có cân nặng vẫn ở kênh A nhưng không tăng cân, hoặc sụt cân thì cần tìm nguyên nhân để khắc phục sớm.

Suy dinh dưỡng là bệnh có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm, xử trí kịp thời và có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng thường kém ăn vì thế nên cho tẻ ăn nhiều bữa trong ngày để đảm báo nhu cầu dinh dưỡng ( năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết).

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi nên cho bé bú sữa mẹ, không nên cai sữa trước 12 tháng. Nếu người mẹ có điều kiện thì tốt nhất cho bé bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Từ 6 tháng trở đi nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung. Tùy theo lứa tuổi của tẻ để có chế độ ăn tương ứng là bột, cháo, cơm.

Với những bé bị suy dinh dưỡng thì cần chú ý tăng thêm năng lượng trong khẩu phần bằng cách cho thêm giá trị dinh dưỡng cao (thịt, cá, trứng, sữa...), tăng cường rau xanh, hoa quả chính để cung cấp vitamin, chất khoáng.

Đối với tẻ bị suy dinh dưỡng (nhẹ và vừa) nên cho uống bổ sung vitamin A để phòng bệnh nhiễm khuẩn và khô mắt. Cho uống 1 liều duy nhất (Trẻ dưới 6 tháng: 50.000 đơn vị /ngày; 6 - 12 tháng: 100.000 đơn vị; trên 1 tuổi: 200.000 đơn vị). Ngoài ra có thể cho trẻ uống thêm các loại vitamin (đa sinh tốt)

Mộc Miên (NTD)