Tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ ra tháng 4, Bộ Công an đề xuất hàng loạt thay đổi về phân hạng giấy phép lái xe.
Đề xuất mới về phân hạng giấy phép lái xe
Trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an vừa xây dựng hoàn thiện (tháng 4/2024), Ban soạn thảo tiếp tục đề xuất mới về phân hạng giấy phép lái xe (GPLX) so với luật hiện hành.
Theo đó, Bộ Công an đề xuất người điều khiển xe môtô có 3 hạng GPLX, bao gồm:
- Hạng A1 cấp cho người lái xe môtô hai bánh có dung tích xilanh đến 125cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11kw.
- Hạng A cấp cho người lái xe môtô hai bánh có dung tích xilanh trên 125cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11kw và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
- Hạng B1 cấp cho người lái xe môtô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
So với quy định hiện hành của Luật Giao thông đường bộ 2008, đây là điểm mới về phân hạng giấy phép lái xe.
Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 đang có hiệu lực, giấy phép lái môtô gồm các hạng A1, A2, A3. Trong đó, A1 cấp cho người lái xe 50-175cc; A2 từ 175cc.
Theo dự thảo mới, hạng A sẽ thay thế hạng A2 hiện hành, đồng thời thay đổi ngưỡng phân khối với A1 từ 175cc xuống 125cc. Hạng B1 thay thế A3.
Đối với xe ôtô, ôtô chuyên dùng và loại xe tương tự, dự thảo mới nêu sẽ gộp GPLX các hạng B1 và B2 thành hạng B và có thời hạn 10 năm. GPLX này dành cho người lái xe đến 8 chỗ (không kể chỗ lái xe); ôtô tải và ôtô chuyên dùng có trọng lượng đến 3,5 tấn.
Bộ Công an cũng đề xuất GPLX hạng C1 cấp cho người lái xe ôtô tải và ôtô chuyên dùng có khối lượng đến 7,5 tấn; xe ôtô tải kéo theo rơmoóc có khối lượng đến 750 kg; các loại xe quy định cho hạng B.
Hạng C cấp cho người lái xe ôtô tải, ôtô chuyên dùng có khối lượng trên 7,5 tấn; các loại xe ôtô tải kéo theo rơmoóc có khối lượng đến 750 kg; gồm cả các loại xe hạng B, C1.
Hạng D1 cấp cho người lái xe ôtô chở người từ 8-16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C.
Hạng D2 cấp cho người lái xe ôtô chở người (kể cả ôtô buýt) từ 16-29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), các loại xe hạng B, C1, C, D1. Hạng D cấp cho người lái xe ôtô chở người trên 29 chỗ; xe ôtô giường nằm; các loại xe hạng B, C1, C, D1, D2.
Các hạng BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE sẽ cấp cho người lái các loại xe ôtô tương đương các hạng B, C1, C, D1, D2 và D kéo rơ moóc có khối lượng theo quy định, xe chở khách nối toa...
Bên cạnh đó, người khuyết tật điều khiển xe môtô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1; người khuyết tật điều khiển xe ôtô được cấp giấy phép lái xe hạng B để lái xe ôtô số tự động có cơ cấu phù hợp với tình trạng khuyết tật.
Theo Ban soạn thảo, GPLX được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (trước ngày 1/7/2024) được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép. Tuy nhiên, Bộ Công an khuyến khích người dân đổi GPLX không thời hạn được cấp trước ngày 1/7/2012 (chủ yếu bằng vật liệu giấy) sang GPLX dạng mới (bằng vật liệu PET).
Việc thay đổi này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân được chuẩn hóa dữ liệu, dễ dàng tích hợp GPLX vào ứng dụng VNeID để sử dụng thay cho bản gốc.
– Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3.
– Người khuyết tật lái xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật.
– Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
– Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
– Người lái xe các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1000kg.
Hạng B1 có 2 loại: B1.1 dành cho xe số tự động (không hành nghề lái xe) và B1.2 cả số sàn + số tự động (không hành nghề lái xe)
Bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động (B1.1): số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Ô tô dùng cho người khuyết tật.
Bằng lái xe ô tô hạng B1 số sàn (B1.2): cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Hiện nay nếu nói tới hạng B1 thì sẽ là hạng B1 số tự động, trừ những trường hợp rất đặt biệt khi không đáp ứng đủ sức khỏe hoặc quá tuổi học bằng B2 nhưng vẫn muốn có bằng lái được xe số sàn thì sẽ học hạng B1.2 để được phép lái xe số sàn + số tự động nhưng không được hành nghề lái xe.
Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Người lái xe ô tô 4 – 9 chỗ, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
– Người lái xe ô tô 4 – 9 chỗ, ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên.
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
– Ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ, kể cả chỗ của người lái xe.
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C.
– Ô tô chở người trên 30 chỗ.
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D.
Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
Người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
– Bằng lái xe hạng FB2: Người lái các loại xe theo quy định hạng B2 kéo theo rơ moóc.
– Bằng lái xe hạng FC: Người lái xe các loại xe theo quy định hạng C kéo theo rơ moóc.
– Bằng lái xe hạng FD: Người lái xe các loại xe theo quy định hạng D kéo theo rơ moóc.
– Bằng lái xe hạng FE: Người lái xe các loại xe theo quy định hạng E kéo theo rơ moóc.
Theo GiaDinh