Chìa khóa để phát triển lòng từ bi trong cuộc sống là thực hành hàng ngày

Từ bi là một thứ tình cảm, đó là một cảm giác đau khổ được chia sẻ. Nó thường hợp nhất với lòng mong muốn làm vơi đi sự đau khổ của người khác, để thể hiện lòng tốt đặc biệt cho những người đau khổ.

Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ. Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu. Mỗi người đều có những nỗi niềm, những khổ đau, bức xúc riêng, nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau suốt đời-Thích Nhất Hạnh

Đức Phật dạy rằng, một người muốn giác ngộ phải phát triển đồng thời cả hai phẩm chất đó là: Trí huệ và Từ bi. Trí huệ và lòng từ bi đôi khi được so sánh với đôi cánh làm việc cùng nhau để bay lên, hoặc hai mắt làm việc cùng nhau để có tầm nhìn rõ ràng.

chia-khoa-de-phat-trien-long-tu-bi-trong-cuoc-song-la-thuc-hanh-hang-ngay

“Từ” nghĩa là chia sẻ, yêu thương. “Bi” chính là hi sinh.

Trong cuộc sống này đôi khi con người ở chỉ mới chỉ sống vì lòng từ nhiều hơn lòng bi. Đó cũng là điều dễ hiểu vì không dễ gì hi sinh lợi ích của mình cho người khác. Đó chỉ là những hình thức từ bi rất phổ cập nếu không muốn nói là sơ đẳng. Những sự cảm thương ấy có thể mang tính bản năng đôi khi cũng không cần đến sự cổ vũ của tôn giáo.

Không chỉ Đạo Phật mà tất cả các tôn giáo lớn đều đưa ra các phương pháp thực hành nhằm phát huy lòng từ bi. Nếu càng phát lộ được lòng từ bi mạnh mẽ thì mình cũng sẽ càng cảm thấy can đảm và quả quyết hơn.

Lời Phật dạy về lòng từ bi mang tính chất rộng lớn hơn và một lãnh vực tác động sâu sắc hơn, bằng cách hướng vào tất cả chúng sinh, trong đó kể cả hàng thú vật bởi vì chúng cũng biết cảm nhận đớn đau và sợ hãi.

Riêng đối với con người thì lòng từ bi Phật Giáo không phân biệt bất cứ ai, dù họ nghèo đói hay giàu sang, mạnh khoẻ hay ốm đau, xinh đẹp hay xấu xí, hung dữ hay hiền lành..., bởi vì tất cả họ trong đó có kể cả chính mình đều khổ đau.

Khổ đau đối với Phật Giáo không phải chỉ là những cảnh tượng đớn đau và khổ nhọc mà chúng ta nhìn thấy chúng hiện hữu, đó còn là những thứ khổ đau ray rứt, sâu kín tàng ẩn bên trong thân xác và tâm thức của mỗi chúng sinh.

Từ bi đối với toàn thể chúng sinh và với chính mình sẽ mang một ý nghĩa to rộng hơn, giúp mở rộng con tim của mình và khiến mình trở thành cao cả, bén nhạy và nhiều nghị lực hơn. Tham khảo: Bài học đáng suy ngẫm: Câu chuyện về lòng Từ bi

Muốn hiểu sâu sắc về lòng từ bi trọn vẹn, ta hãy nhìn điều Đức Phật làm. Ngài đã bỏ hết được những cái của riêng mình vì mọi người, sẵn sàng từ bỏ danh lợi bậc tôn vị, địa vị và quyền lực để trở thành một người tu sĩ không nhà không cửa, sống trong rừng sâu. Đức Phật chịu đựng khổ hạnh để mong cầu tìm thấy con đường giải thoát cho chúng sinh bớt đi đau khổ.

Cách phát triển lòng từ bi từ tâm mỗi người

chia-khoa-de-phat-trien-long-tu-bi-trong-cuoc-song-la-thuc-hanh-hang-ngay

Tất cả chúng ta đều được sinh ra với hạt giống từ bi bên trong, nơi chúng ta mong muốn những người khác thoát khỏi đau khổ và nguyên nhân của nó. Chúng ta có thể nuôi dưỡng hạt giống đó để mang lại lợi ích đáng kinh ngạc cho chính mình và những người khác.

Cách tốt nhất để bắt đầu phát triển lòng từ bi là giới hạn phạm vi với những người chúng ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, và có thể là một số động vật.

Giảng viên Pema Chodron đã nói, “hãy bắt đầu từ nơi bạn đang ở.” Dù cuộc sống của bạn có hỗn độn như thế nào đi nữa thì ngay bây giờ là đất mà từ đó hạt giống từ bi có thể phát triển.

Dần dần, chúng ta đào tạo để mở rộng lòng từ bi hướng đến tất cả mọi người: Những người chúng ta thích, người lạ, và thậm chí là cả những người gây khó chịu cho chúng ta. Chúng ta tiếp tục cho đến khi lòng bi mẫn của chúng ta ôm trọn cả thế giới – vâng, ngay cả những con muỗi xung quanh nhà!

Để phát triển lòng từ bi không cách nào khác là thực hành, thực hành và thực hành mỗi khi có thể trong cuộc sống hàng ngày.

Theo PhuNuNews