Xem xong bài này bạn sẽ không còn dám lấy ráy tai khi cắt tóc nữa

Nhiều người thích được lấy ráy tai mỗi khi đi cắt tóc, nhưng việc làm này có thể mang lại vô số nguy hại cho thính lực.

Xem xong bài này bạn sẽ không còn dám lấy ráy tai khi cắt tóc nữa

Ráy tai là một chất sáp do ống tai ngoài tiết ra để đảm trách nhiệm vụ làm vệ sĩ của cơ thể, giúp tai chống nhiễm khuẩn, ngăn bụi bẩn, côn trùng… Vì thế, việc lấy ráy tai không đúng cách có thể gây hại cho tai, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực của chúng ta.

Xem xong bài này bạn sẽ không còn dám lấy ráy tai khi cắt tóc nữa

Những cách lấy ráy tai có hại

Nhiều người thường có thói quen dùng tăm bông ngoáy tai sau khi tắm, dùng móc tai lấy ráy hoặc thậm chí dùng các vật dụng khác như chìa khóa ngoáy lỗ tai cho… đã ngứa.

Riêng các chàng khi đi hớt tóc thường yêu cầu thêm dịch vụ lấy ráy tai. Người thợ hớt tóc dùng nhiều dùng cụ và các dụng cụ này lại được dùng đi dùng lại cho rất nhiều người, vì thế việc lấy ráy tai lại càng có hại hơn rất nhiều. Vấn đề thường gặp ở tai là tắc nghẽn ráy tai, nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý đúng cách.

Khuyến cáo từ Viện Tai-Mũi-Họng của Mỹ về những việc không nên làm với đôi tai của chúng ta, theo đó, các chuyên gia của viện này cho rằng không nên làm sạch tai quá mức, vì có thể gây kích ứng cho ống tai, dẫn đến nhiễm trùng và thậm chí còn tăng thêm lượng ráy tai. Ngoài ra, chúng ta không nên ngoáy tai bằng các dụng cụ kém vệ sinh như chìa khóa, tăm bông… vì có thể gây tổn thương ống tai vốn rất mỏng manh.

Xem xong bài này bạn sẽ không còn dám lấy ráy tai khi cắt tóc nữa

Các dụng cụ ở tiệm hớt tóc thường không được vệ sinh tiệt trùng lại còn tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh khó tránh. Một số người lại dùng kẹp tóc nhỏ bằng kim loại để tự lấy ráy tai, cách này không những gây ra những tác hại như trên mà còn có thể khiến màng nhĩ bị thủng vì bị đầu nhọn chọc vào.

Do lớp màng nhĩ trong tai rất mỏng nên có thể bị thủng bất cứ lúc nào dù chỉ với một áp lực nhỏ. Và khi màng nhĩ thủng, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian và trải qua nhiều đau đớn trước khi lớp màng nhĩ có thể tự lành lại.

Nếu chọc sâu hơn, bạn còn có thể gây ra tổn thương phía sau màng nhĩ - làm trật khớp chuỗi xương con gây giảm thính lực. Thậm chí nặng hơn, hành động này có thể gây tổn thương cả tai trong, gây giảm thính lực hoặc dẫn đến đến điếc hoàn toàn.

Cách nào để lấy ráy tai thật an toàn?

Mặc dù có vẻ khó tin, nhưng tai bạn được thiết kế để tự làm sạch và tự đẩy ráy tai ra ngoài ống tai. Vì vậy khi đưa tăm bông vào ống tai bạn đã làm gián đoạn quá trình bong da tự nhiên của da và có thể khiến tai tạo ra nhiều ráy hơn.

Theo bác sĩ Ana Kim (Giám đốc BV tai và mắt New York ở Mount Sinai), nếu muốn lấy ráy tai thật an toàn, bạn có thể nhỏ một hai giọt nước ôxy già vào tai khoảng 10 phút trước khi đi tắm. Ôxy già sẽ giúp ráy tai hóa lỏng, khiến chúng chảy ra ngoài và sẽ trôi đi khi tắm gội.

Và chỉ cần thực hiện cách này mỗi tháng 1 lần cũng đủ giúp cho tai được thông thoáng. Đôi khi, da ống tai bị khô có thể khiến tăng tiết ráy tai, và nếu rơi vào trường hợp như vậy, bạn có thể nhỏ một giọt dầu khoáng vào tai hàng ngày để làm ẩm ống tai.

Tuy nhiên, nếu bạn đã từng bị thủng màng nhĩ hoặc từng phẫu thuật ống tai thì nên bỏ qua những phương pháp này, thay vào đó, bạn hãy sử dụng một chiếc khăn để làm sạch tai ngoài (phần tai bạn có thể nhìn thấy). Việc nhỏ ôxy già và dầu khoáng vào tai trong khi bạn đã từng bị thủng màng nhĩ hoặc phẫu thuật ống tai có thể gây nhiễm trùng hoặc hoa mắt, chóng mặt.

Xem xong bài này bạn sẽ không còn dám lấy ráy tai khi cắt tóc nữa

Ngoài ra, các chuyên gia còn khuyên rằng: “Không nên nhét bất cứ thứ gì nhỏ hơn cùi chỏ vào tai”. Họ nói vậy là muốn chúng ta hiểu rằng ráy tai không có gì xấu mà ngược lại, chúng giúp bảo vệ ống tai. Do đó, bạn không cần phải lấy ráy tai trừ trường hợp xảy ra một số vấn đề nào đó trong tai.

Với cơ chế tự làm sạch nên mỗi khi sử dụng bông tăm hay dụng cụ lấy ráy tai, bạn không chỉ đưa thêm nhiều vi trùng mà còn đẩy một số ráy tai đang trên đường thoát ra trở lại sâu trong tai. Điều này có nghĩa là bạn đã đưa tất cả bụi bẩn và vi khuẩn trở lại vị trí ban đầu.

Một vài biện pháp để làm sạch tai an toàn bạn cần lưu ý:

- Khi bị ngứa, bạn chỉ nên xoa bóp nhẹ vành tai, day nắp tai chứ không nên vội ngoáy tai. Nếu ngứa không giảm, bạn có thể dùng thuốc nhỏ tai hay nước muối sinh lý nhỏ vào ống tai và đợi 5 - 10 phút rồi nghiêng đầu về phía tai bị ngứa rồi day nhẹ vào nắp tai để thuốc còn dư chảy ra ngoài. Tiếp đến, bạn dùng tăm bông khô, sạch thấm nhẹ để làm khô tai.

- Nếu không bỏ được thói quen lấy ráy tai ở tiệm hớt tóc, tốt nhất là bạn nên sắm một bộ dụng cụ của riêng mình và dặn người ngoáy tai phải thao tác hết sức nhẹ nhàng.

Tai của chúng ta có khả năng tự làm sạch, và theo quy luật tự nhiên, ráy tai sẽ từ từ tự thoát ra bên ngoài, vì thế không nên “phá phách” chúng khi không cần thiết, bạn nhé! Bạn muốn một cơ thể khỏe mạnh?

Theo thethaovanhoa/ Bestie