Viễn cảnh bệnh tật khi uống rượu với cái 'bụng rỗng'

Uống rượu vốn đã gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe nhưng nhiều người thường có thói quen uống rượu khi vẫn đang đói lại càng nguy hiểm hơn.

Nói tới tác hại của việc uống rượu, trước đó tờ Fox News đã đưa tin, tại Mỹ, 88.000 người chết mỗi năm liên quan đến rượu. Đồ uống có cồn là nguyên nhân gây tử vong cao thứ ba sau hút thuốc lá và béo phì.

Tác hại của việc uống rượu tới sức khỏe là rõ ràng nhưng nhiều người vẫn còn có thói quen uống rượu khi bụng đói sẽ càng nguy hiểm hơn rất nhiều. 

Tổn thương gan gấp đôi khi uống rượu lúc đói

Trước đó BBC của Anh đã chứng minh khi dạ dày trống rỗng, rượu được hấp thụ gấp 2 lần so với dạ dày đầy thức ăn, tức là gây tổn hại gan nhanh hơn.

Theo đó, bác sĩ Javid Abdelmoneim uống một ly rượu vang trắng sau bữa ăn no và người bạn Natalie uống tương tự khi đói bụng. Kết quả đo được với cồn 20 phút sau cho thấy lượng hấp thụ rượu vào dạ dày của Natalie là 44 mg/100 ml, gần gấp đôi bác sĩ Javid với chỉ số 23. Một giờ sau, kết quả dạ dày Natalie là 32 và bác sĩ Javid chỉ còn 15.

vien-canh-benh-tat-khi-uong-ruou-voi-cai-bung-rong

 Uống rượu khi đói gây tác hại khôn lường cho sức khỏe

Trước khi ăn uống, bác sĩ David nuốt một viên thuốc với thiết bị như một máy ảnh bên trong để có thể thấy rõ những gì trong dạ dày của mình. Sau khi ăn một đĩa gà nướng, khoai lang và rau quả, trên màn hình đã hiển thị quá trình tiêu hóa diễn ra trong dạ dày bác sĩ. Khi dạ dày đầy thức ăn, quá trình hấp thụ rượu được trì hoãn trong thời gian dài. 

Thực nghiệm này đã cho thấy tác hại kinh hoàng của rượu đối với gan của những người uống rượu khi bụng đói.

Uống rượu khi đói dễ bị say

Rượu được hấp thu chủ yếu ở ruột non. Khi dạ dày trống, rượu đi thẳng xuống ruột non dễ gây say. Ăn trước khi uống, dạ dày lưu lại rượu lâu hơn.

Uống rượu khi đói dễ gây chóng mặt, mệt mỏi

Khi đói, lượng đường trong máu giảm do cơ thể sản xuất quá nhiều insulin đáp ứng hàm lượng đường trong rượu. Rượu kích thích dạ dày, gây buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi vào hôm sau.

Uống rượu khi đói có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc rượu

Methanol trong rượu vào cơ thể được chuyển hóa thành chất độc, phát tác chậm dẫn đến trụy mạch, viêm gan, nhiễm độc. Nhiều người cho rằng say rượu không nguy hiểm. Thực tế say rượu chính là ngộ độc rượu, tùy mức độ có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

Uống rượu khi đói có thể gây hạ đường huyết

Uống rượu khi đói cũng khiến đường huyết giảm đột ngột gây hôn mê, thậm chí tử vong nếu cơ địa yếu và môi trường bên ngoài nóng bức.

Uống rượu có thể khiến tim đập nhanh

Bỏ bữa trước khi uống rượu làm ức chế quá trình trao đổi chất, thực phẩm ăn sau đó được tích tụ dưới dạng chất béo. Theo đó, các chất kích thích trong rượu gây hại cho nội tạng, nhất là niêm mạc dạ dày. Lượng cồn vào dạ dày làm xót niêm mạc, chảy máu khiến tim đập nhanh, toát mồ hôi, buồn nôn, hạ đường huyết.

Do đó, theo lời khuyên của các chuyên gia, trước khi uống rượu nên ăn trứng, rau xanh, dưa chuột, uống một ít sữa. Thường xuyên tập luyện thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Theo VietQ