Vì sao những con bò trong trang trại bị đục một lỗ to trên thân mà không chết?

Những con bò được nuôi tại trang trại thường bị đục một lỗ to trên thân nhưng không mấy ai biết mục đích của việc này là gì.

Bất kỳ ai khi nhìn thấy hình ảnh con bò với một lỗ hổng nhân tạo khổng lồ trên thân đều hốt hoảng, lo lắng cho con vật tội nghiệp. Tuy nhiên các lỗ thông này lại khiến những chú bò khỏe mạnh hơn.

Vì sao những con bò trong trang trại bị đục một lỗ to trên thân mà không chết? - Ảnh 1.

Khi các trang trại nuôi bò ở Thụy Điển bắt đầu xuất hiện những chú bò với một lỗ hổng lớn một bên thân, dư luận xã hội bắt đầu dấy lên làn sóng phản đối về việc con người bạo hành động vật.

Trái lại với suy nghĩ ban đầu của mọi người, những chú bò với những lỗ hổng trên thân vẫn sống vô cùng khỏe mạnh không khác gì những chú bò thường. Thậm chí những lỗ hổng lớn này đôi khi còn cứu mạng cho con vật.

vi-sao-nhung-con-bo-trong-trang-trai-bi-duc-mot-lo-to-tren-than-ma-khong-chet

Mặc dù được ít người biết đến, kĩ thuật này đã ra đời từ khá lâu. Tất cả bắt đầu vào năm 1822, một bệnh nhân người Canada mặc dù bị chấn thương rách sâu ở phần bụng và vết thương không liền lại, ông vẫn sống sót một cách kì diệu, thậm chí còn sống rất khỏe mạnh.

Nhận ra điều này có thể tương tự với các loài vật khác, một bác sĩ người Mĩ đã chế tạo ra kĩ thuật ống thông, với hi vọng nó có thể cho phép chúng ta quan sát – thậm chí kiểm soát được các chất trong dạ dày của vật nuôi một cách trực tiếp.

Trong suốt 11 năm sau đó, rất nhiều tài liệu về chủ đề này được nghiên cứu và công bố. Vào thập niên 20 của thế kỉ XX, những ống thông này được đón nhận rộng rãi ở các trang trại nuôi thú lấy thịt và sữa. Bò, dê, cừu,… và các loài nhai lại nói chung khi được nuôi với mục đích kinh tế - đều có thể áp dụng kĩ thuật này. Trong đó bò là loài phổ biến nhất.

Hiện nay, chi phí cho một ca lắp ống thông là vào khoảng 300$/con và các ống này gần như có thể theo những chú bò suốt đời mà không cần thay thế hay lắp lại.

Lỗ thông này được nối thẳng tới dạ dày vì thế những công nhân chăn nuôi có thể trực tiếp cho tay vào dạ dày bò để xử lý thức ăn. Nếu cần thiết, họ sẽ trực tiếp đổ thuốc vào dạ dày để những con bò tiêu hóa dễ hơn.

Bên cạnh đó, người chăn nuôi còn có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của bò vào từng thời điểm khác nhau. Qua đó, họ sẽ chọn và cân đối loại thức ăn phù hợp, giúp tăng sức đề kháng và thậm chí là tuổi thọ của bò.

Việc phẫu thuật khoan lỗ trên thân bò hoàn toàn không gây tổn thương và chiếc lỗ cũng không ảnh hưởng đến tuổi thọ của con vật.

Dù cuộc phẫu thuật không làm tổn thương những con bò nhưng việc cắt bỏ vẫn cần thời gian phục hồi từ 4 đến 6 tuần và tất nhiên, con vật cho thấy nhiều dấu hiệu không thoải mái với việc này.

vi-sao-nhung-con-bo-trong-trang-trai-bi-duc-mot-lo-to-tren-than-ma-khong-chet

Bò là động vật nhai lại và dạ dày của chúng có tới 4 ngăn bao gồm dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Trong đó dạ cỏ là ngăn lớn nhất, chiếm khoảng 2/3 dung tích dạ dày. Đây là nơi chứa tất cả các loại vi khuẩn có lợi cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Khi một con bò bị khó tiêu, điều đó nghĩa là vi khuẩn có hại đã xâm nhập vào đường tiêu hóa hoặc vi khuẩn có lợi đã chết. Và đây là lúc những chiếc lỗ trên thân bò phát huy tác dụng.

Bằng chuyên môn của mình, các chuyên gia sẽ giữ cho chế độ dinh dưỡng của gia súc luôn ở mức tốt nhất và vì thế, lợi nhuận đem lại cũng tăng theo.

vi-sao-nhung-con-bo-trong-trang-trai-bi-duc-mot-lo-to-tren-than-ma-khong-chet

Tuy mang lại nhiều lợi ích song những chiếc lỗ to đùng trên thân bò đã xảy hai luồng ý kiến trái chiều. Một số tổ chức cho rằng cách làm này về cơ bản đã hỗ trợ người nông dân nâng cao sản lượng sữa và kéo dài tuổi thọ đàn bò. Bên cạnh đó một số người lại cho rằng đây là phương pháp phản tự nhiên và khá tàn nhẫn.

Theo GiaDinh