Tứ đại đặc sản được xem như "thần dược trường thọ" trên đất Việt

Không ai có thể ngờ rằng, loài rêu đá mọc dưới lòng suối, loại rau sam mọc đầy ven đường như cây dại, cây hương thảo trồng làm cây xanh trong nhà hay nắm lá cây rừng lại được người dân vùng sơn cước nâng niu, giữ gìn như một bảo vật quý giá. Bởi lẽ với họ, đây đều là những vật phẩm nằm trong nhóm tứ đại đặc sản có khả năng tăng cường tuổi thọ, giúp người già sống lâu mà vẫn minh mẫn, dẻo dai…

Rêu đá trường thọ

Đối với người dân Tày, Nùng ở thôn Trung (xã Xuân Quang, huyện Quang Bình, Hà Giang), rêu đá không chỉ là món ăn mà đã đi sâu vào đời sống văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào.

Giai đoạn còn khốn khó trước kia, rêu đá là món ăn cứu đói của nhiều gia đình. Còn ngày nay, rêu đã trở thành đặc sản, là bí quyết riêng để nhiều cụ già đã thọ quá ngưỡng “cửu thập” vẫn khỏe mạnh, dẻo dai, minh mẫn.

Rêu ở đây là loại rêu mọc tự nhiên trên đá, nằm sâu dưới lòng những con suối nước trong vắt. Người dân cũng không hề biết tổ tiên ăn rêu từ bao giờ, chỉ truyền tai nhau một câu chuyện từ đời này nối đời khác rằng: “thần rêu” sinh ra con người ở vùng này, ngược lại con người cũng có bổn phận phải tạo điều kiện để rêu mọc tự nhiên.

tu-dai-dac-san-duoc-xem-nhu-than-duoc-truong-tho-tren-dat-viet

Rêu sau khi vớt từ suối lên.

Theo kinh nghiệm của người Tày, Nùng, khi đi tìm mò quẹ (tiếng Tày có nghĩa là rêu đá) nên chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Khi vớt rêu, phải đứng ở dưới suối, hứng nước chảy từ trên rồi lấy tay quơ ngang. Các đám rêu ngậm nước nhiều, khi nhấc ra khỏi nặng trĩu tay, phải từ từ cho rêu chảy hết nước rồi bỏ vào giỏ.

Hái rêu là một công việc vất vả, nhưng việc đập rêu, loại bỏ tạp chất còn nhọc hơn. Người ta để những cục rêu lên thớt hoặc một hòn đá tảng to có mặt phẳng và đập cho rong rêu bong ra các tạp chất. Phải đập sao cho khéo để rêu không bị nát, dễ mất chất dinh dưỡng và màu xanh tự nhiên.

Sau khi được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, rêu có thể chế biến thành nhiều món như nộm rêu, canh rêu,… nhưng độc đáo nhất vẫn là món rêu trộn với các loại gia vị rồi đem nướng.

tu-dai-dac-san-duoc-xem-nhu-than-duoc-truong-tho-tren-dat-viet

Rêu nướng là sự sáng tạo của người Tây Bắc.

Người Thái có thể dùng rêu nướng không với các loại dong, lá chuối hoặc nướng cùng cá suối, thịt lợn, thịt gà và ớt. Sau khi nướng, rêu đá trở nên mỏng tang, giòn và vô cùng thơm ngon. Người ăn chơi nhấm nháp rêu đá nướng với rượu, người lại ăn kèm với xôi đồ thơm phức.

Ngoài việc chế biến rêu tươi, người ta còn phơi khô rêu, cất lên gác bếp để làm món ăn dự trữ. Chỉ khách quý mới được đãi món rêu khô này.

"Thần dược" trường thọ: Cây hương thảo

Ăn hương thảo giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, hơi thở thơm tho, đường ruột khỏe mạnh và trí nhớ minh mẫn, được cho là “thần dược” trong đời sống của người Địa Trung Hải.

tu-dai-dac-san-duoc-xem-nhu-than-duoc-truong-tho-tren-dat-viet

 Tại Việt Nam, cây hương thảo được sử dụng như một loài cây trang trí trong vườn chứ chưa phổ biến như loại gia vị. Vuốt nhẹ lá cây hương thảo, mùi thơm dễ chịu vương trên ngón tay giúp bạn thư giãn và được chứng minh có tác dụng tăng cường trí nhớ. Lá cây hương thảo là gia vị thích hợp và tốt cho sức khỏe nếu được bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn.

Lá cây hương thảo cung cấp khoảng 131 calo và không chứa cholesterol, chứa nhiều chất xơ, vitamin A. Mỗi ngày ăn vài lá cây hương thảo được chứng minh cung cấp đủ lượng vitamin A giúp mắt sáng khỏe, chống oxy hóa và ngăn ngừa bệnh ung thư phổi và khoang miệng. Bên cạnh quả ô liu và cá biển, cây hương thảo được cho là bí quyết vàng để người dân vùng Địa Trung Hải sống thọ. Cây hương thảo chứa nhiều canxi, sắt và vitamin B6, góp phần vào sự ổn định nhiệt của Omega 3 và giúp tăng tuổi thọ.

Cây hương thảo có vị đắng nhẹ quyến rũ, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, được người Địa Trung Hải dùng trong các món nướng truyền thống làm tăng hương vị món ăn. Ngoài ra, với khẩu vị của người Việt, có thể cho vài cọng hương thảo vào bánh mì ăn thay thế cho ngò rí, thêm vào các món như gà nướng, cá nướng. Nhiều người dùng hương thảo như cây thuốc vì có tính tẩy uế và chuyển máu, dùng với liều thấp, nó gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng và kích thích sự tiết dịch dạ dày và ruột, có tác dụng lợi tiểu. Tuy nhiên, nếu lạm dụng loại cây này với liều cao, nó gây co thắt và chóng mặt.

"Thần dược" trường thọ: Cây hương thảo

Ăn hương thảo giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, hơi thở thơm tho, đường ruột khỏe mạnh và trí nhớ minh mẫn, được cho là “thần dược” trong đời sống của người Địa Trung Hải.

tu-dai-dac-san-duoc-xem-nhu-than-duoc-truong-tho-tren-dat-viet

Rau sam có vị đặc trưng, thanh và hơi chua. Dù được gọi là rau, nhưng ở Việt Nam, người ta thường chỉ coi cây sam như là cây dại và chỉ dùng như một loại rau ăn lá rất hạn chế, thậm chí ở nhiều nơi còn dùng làm thức ăn cho bò. Có lẽ sẽ ít ai biết rằng, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đang "săn lùng" loại rau nhỏ bé này bởi những công dụng kỳ diệu đến không ngờ. Người Trung Hoa xưa gọi rau sam là "rau trường thọ". 

Cây rau sam khi phát triển đạt chiều dài từ 20 - 30cm thì có thể cho thu hoạch. Dùng dao sắc cắt phần thân chồi lá non. Sau mỗi đợt thu hoạch thì tiến hành bón thúc cho cây phát triển. Cây rau sam có sức sống mãnh liệt nên không cần tốn nhiều công chăm sóc. Bạn chỉ cần tưới nước, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây và bón thêm ít phân trùn quế hoặc phân hữu cơ thời kì rau phát triền mạnh để nhanh cho thu hoạch.  Cây đái bay  Vùng đất Lũng Vân (hay còn gọi là Mường Chậm, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) bao năm nay vẫn được mệnh danh là “thung lũng trường thọ” bởi số người sống trên dưới 100 tuổi có rất nhiều. Theo lời truyền qua các thế hệ, chính loài kì thảo có cái tên “đái bay” đã giúp họ có cuộc sống như vậy.

Cây rau sam khi phát triển đạt chiều dài từ 20 - 30cm thì có thể cho thu hoạch. Dùng dao sắc cắt phần thân chồi lá non. Sau mỗi đợt thu hoạch thì tiến hành bón thúc cho cây phát triển. Cây rau sam có sức sống mãnh liệt nên không cần tốn nhiều công chăm sóc. Bạn chỉ cần tưới nước, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây và bón thêm ít phân trùn quế hoặc phân hữu cơ thời kì rau phát triền mạnh để nhanh cho thu hoạch.

Cây đái bay

Vùng đất Lũng Vân (hay còn gọi là Mường Chậm, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) bao năm nay vẫn được mệnh danh là “thung lũng trường thọ” bởi số người sống trên dưới 100 tuổi có rất nhiều. Theo lời truyền qua các thế hệ, chính loài kì thảo có cái tên “đái bay” đã giúp họ có cuộc sống như vậy.

tu-dai-dac-san-duoc-xem-nhu-than-duoc-truong-tho-tren-dat-viet

Một phần huyện Tân Lạc. (Ảnh: jenteo27)

Cây đái bay là một loại cây rừng mọc hoang, bám mình trên vách đá hoặc các cây cổ thụ. Nhiều người dân vùng này có thói quen khi lên nương cũng phải chuẩn bị một can nước lá đái bay mang theo để uống. Dù lao động cật lực nhưng khi uống vào sẽ thấy hết mệt mỏi.

Cây đái bay cũng thuộc dạng thân mềm như cây sắn dây, có lá to giống như lá thị, cả thân cây và lá đều có thể dùng được. Bà con dân tộc khi hái cây đái bay về sẽ cạo vỏ thật sạch, rửa qua vài lần nước suối, thái lát thật mỏng rồi phơi khô. Sau khi đun nước sôi thì thả loài cây này vào.

Nước cây đái bay có màu đỏ, vị ngọt mát, đun đến nước thứ hai, thứ ba là ngon nhất, bởi lúc này sẽ xuất hiện mùi thơm thoang thoảng. Riêng với thân cây, chỗ nào phình ra to nhất thì sẽ cắt lấy dùng để ngâm rượu ngô hoặc dùng làm thuốc xông hơi.

Ngoài các công dụng trên, cây đái bay còn được ngâm cùng với rượu tỏi, hạt dổi, vỏ quế rồi bắt một con rết to cho vào sẽ có tác dụng trị đau gân, đau chân tay, sưng bầm, tím tái, phong thấp, cảm hàn... rất tốt.

Để hái được loài cây này phải mất khá nhiều công sức, có khi đi vào rừng sâu hàng tuần mà vẫn không lấy được. Nhất là mấy năm trở lại đây, nhiều thương lái miền xuôi ngược đường tìm đến săn tìm với giá cao khiến cây đái bay càng trở nên khan hiếm.

Theo DanViet