Top 10 ngân hàng vạn tỷ: Techcombank bứt phá, LienVietpostbank xuống hạng

Sau nhiều dự đoán, bảng xếp hạng top 10 lợi nhuận ngân hàng đã lộ diện. Vietcombank tiếp tục dẫn đầu với trên 16 nghìn tỷ. Năm 2018 cũng là năm đầu tiên 1 ngân hàng tư nhân bứt phá lên vị trí á quân là Techcombank của ông Hồ Hùng Anh. Bỏ lại phía sau là LienVietpostbank với mức lợi nhuận sụt giảm 30% so với năm 2017

Lộ diện Top 10 lợi nhuận ngân hàng 2018

18.000 tỷ đồng lợi nhuận là con số lỷ lục ông lớn Vietcombank đạt được trong năm 2018. Với kết quả này, Vietcombank ghi nhận năm thứ 3 liên tiếp giữ ngôi vị quán quân về lợi nhuận ngành.

Á quân lợi nhuận năm nay thuộc về Techcombank của ông Hồ Hùng Anh. Theo kết quả kinh doanh ngân hàng này vừa công bố, năm 2018, lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 10.661 tỷ đồng, tăng 31% so với 2017, cùng đó là chỉ số doanh thu tăng trưởng 13 quý liên tiếp. Techcombank hiện đang là ngân hàng tư nhân nằm trong top ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất hệ thống, trong khi đó vốn điều lệ hiện chỉ đứng sau VietinBank, Vietcombank và còn đứng trước cả BIDV và Agribank.

top-10-ngan-hang-van-ty-techcombank-but-pha-lienvietpostbank-xuong-hang 

Bảng xếp hạng lợi nhuận của các ngân hàng

Nói về lợi nhuận khủng của năm 2018, lãnh đạo ngân hàng này cho biết, năm vừa qua thu nhập của ngân hàng được đóng góp bởi thu nhập từ lãi chiếm 66% và ngoài lãi là 34%. Thu nhập ngoài lãi được dẫn dắt bởi tăng trưởng mạnh đến từ trái phiếu, bảo hiểm và thẻ. Ngoài ra, ngân hàng có dự phòng tín dụng thấp và tăng thu nhập từ xử lý nợ cũng giúp ngân hàng lãi cao hơn.

Trong Top 10 lợi nhận ngân hàng năm nay vẫn tiếp tục xuất hiện những cái tên quen thuộc khác như ngân hàng quân đội (MBBank), Vietinbank, Agribank, VPbank. Tuy nhiên, vị trí của những ngân hàng này trong bảng xếp hạng lại có nhiều sự xáo trộn đáng kể so với những năm trước đây.

Sau ngôi vị á quân của Techcombank, đứng vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng là BIDV với hơn 9.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. VPBank của ông Nguyễn Chí Dũng cũng không thua kém nhiều với 9.200 tỷ và đứng vị trí thứ 4/10 ngân hàng có lợi nhuận khủng. Đây cũng là vị trí VPBank giữ được trong 3 năm liên tiếp kể.

Nói về VPBank, đà tăng trưởng nhanh của VPBank bị gián đoạn trong năm 2018 do sự chậm lại của FE Credit, công ty tài chính tiêu dùng do VPBank sở hữu 100%. Đóng góp một nửa lợi nhuận trong giai đoạn tăng trưởng cao, tuy nhiên sức ảnh hưởng của FE Credit trong năm 2018 đã giảm mạnh, như nửa đầu năm đã xuống dưới 40% trên tổng lợi nhuận của ngân hàng.

Sự chững lại sau nhiều năm tăng trưởng cao của FE Credit được đánh giá là nguyên nhân chính khiến kế hoạch chinh phục mốc 10.000 tỷ lợi nhuận của VPBank bị "phá sản" trong năm 2018. Bù lại, lãi ròng từ hoạt động thu phí tăng trưởng tới 67% tại ngân hàng mẹ lại là điểm sáng trong bức tranh lợi nhuận của ngân hàng này.

top-10-ngan-hang-van-ty-techcombank-but-pha-lienvietpostbank-xuong-hang 

Vị trí tiếp theo thuộc về MBBank và Agribank với hơn 7.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Như vậy, Top 5 lợi nhuận ngân hàng trong năm 2018 có sự góp mặt của 3 ngân hàng tư nhân là Techcombank, VPBank, MB.

Rớt từ vị trí á quân trong giai đoạn 2015 – 2017, ông lớn Vietinbank đã bị các ngân hàng khác đánh bật khỏi Top 5 và hiện tại đứng vị trí thứ 7 trong danh sách 10 ngân hàng có lợi nhuận khủng 2018. Năm 2018, lợi nhuận của Vietinbank chỉ nhỉnh hơn con số 6.900 tỷ đồng – một con số vô cùng khiêm tốn so với quy mô tài sản của Vietinbank tính tới thời điểm hiện tại.

Vietinbank đã có một năm bế tắc trong việc tăng vốn, theo đó buộc phải giảm dư nợ tín dụng trong quý 4/2018 vừa qua, khiến kết quả kinh doanh sụt giảm so với năm 2017.

Theo như Chủ tịch VietinBank chia sẻ thì các biện pháp thực hiện tăng vốn trong những năm vừa qua đã tới hạn, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã lên mức tối đa 30%, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước về tối thiểu 65%. Ngân hàng đang đề xuất tới Chính phủ để được phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ, trong đó đề nghị được chia cổ tức bằng cổ phiếu từ 2017-2020.

HDBank, VIB và ACB là những ngân hàng thuộc Top 10 lợi nhuận với con số lợi nhuận trước thuế lần lượt là trên 4.000 tỷ, 2.700 tỷ và 6.300 tỷ.

Từng nằm trong Top 10 lợi nhuận vào năm 2016 nhưng năm nay mức lợi nhuận của LienVietPostBank chỉ trên nghìn tỷ, giảm 31,4%. Hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối là điểm sáng duy nhất, có tăng trưởng dương trong các mảng kinh doanh của LienVietPostBank.

Nóng chuyện 'lương nhân viên ngân hàng'

Theo báo cáo tài chính riêng quý IV.2018 của Vietcombank, năm 2018, chi phí cho nhân viên của ngân hàng này là 7.453 tỷ đồng, trong đó chi phí lương và phụ cấp là 6.711 tỷ đồng. Số lượng nhân viên bình quân (đầu năm và cuối năm) là 16.240 người.

Như vậy tính ra, bình quân mỗi nhân viên ngân hàng Vietcombank nhận thu nhập 38,2 triệu đồng/tháng. Năm 2017, con số này lần lượt là 35,2 triệu đồng/tháng.

Với cách tính tương tự, năm 2018, bình quân mỗi nhân viên ngân hàng MB nhận thu nhập trên 30,1 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập năm trước đó là 25,8 triệu đồng/tháng.

top-10-ngan-hang-van-ty-techcombank-but-pha-lienvietpostbank-xuong-hang 

Hay như trường hợp của TPBank, chi phí hoạt động tại TPBank tăng khá mạnh chủ yếu do tăng chi cho nhân viên 57% lên 1.509 tỷ đồng. Ngân hàng cho biết tổng quỹ lương và thưởng là 1.402 tỷ. Đến cuối năm 2018, ngân hàng có 4.985 cán bộ nhân viên, tăng 137 người so với hồi đầu năm.

Thu nhập bình quân mỗi nhân viên TPBank năm 2018 vào khoảng 24 triệu đồng/tháng. Con số này cũng cao hơn so với mức bình quân 18 triệu của năm 2017.

Các ngân hàng khác như VPBank, lương bình quân nhân viên ngân hàng này cũng xấp xỉ 20 triệu đồng/tháng.

Con số này tại Sacombank là 19 triệu đồng/tháng/người; của Kienlongbank là 13 triệu đồng/tháng/người. LienVietpostbank thu nhập bình quân nhân viên chỉ nhỉnh hơn 10 triệu đồng/tháng/người.

Trong khi đó, theo báo cáo tài chính quý IV.2018, mức thu nhập bình quân mỗi nhân viên VIB vào khoảng 23 triệu đồng/tháng.

Tại á quân Techcombank, thu nhập bình quân của ngân hàng tại ngân hàng này cũng lên tới 29 triệu đồng/người/tháng. Lương trung bình 24 triệu đồng/người/tháng.

Theo DanViet