Toàn bộ cuộc sống của con cái sẽ hỏng, nếu cha mẹ thực hiện những điều này

Nếu cha mẹ mắc phải những sai lầm trong cách dạy con dưới đây, là cha mẹ đang phá hỏng toàn bộ cuộc sống của con đấy!

Cha mẹ nào cũng đều mong muốn mang đến cho con cái một sự giáo dục tốt, mong muốn con cái luôn được hạnh phúc và khỏe mạnh. Nhưng đôi khi cha mẹ vô tình mắc phải những sai lầm khi dạy con, có thể dẫn đến nhiều tác hại nặng nề về mặt cảm xúc, tinh thần cho con cái khi trường thành. Vì những gì trẻ tiếp thu được từ bé, sẽ theo trẻ và ảnh hưởng đến tính cách, hành vi của trẻ khi trường thành.

1. Quá khó tính

Cha mẹ thường la rầy con cái, với mong muốn con cái tự giác và làm tốt hơn. Nếu không có điều này, con cái có thể làm nhiều thứ không đúng cách, chẳng hạn như công việc hàng ngày: rửa chén, giặt quần áo, v.v.v. Tuy nhiên, một số cha mẹ quá quan trọng về những thứ con của mình không thể làm được. Cha mẹ có thể nghĩ rằng làm điều này sẽ giúp con cái của mình tránh được những sai lầm. Nhưng thật không may, những hành vi này thật sự đã làm cho trẻ phát triển tính cách phê phán người khác một cách khắc nghiệt. Thay vì bắt con phải hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, cha mẹ hãy để trẻ thử làm sai, để trẻ tự nhận thấy sai và làm tốt hơn vào lần sau.

"Tôi đã từng tiếp xúc với nhiều người, họ rất cầu toàn. Bất kì ai làm gì, họ đều có thể tìm ra cái chưa tốt, chưa được thay vì nhìn vào mặt tích cực của sự việc. Họ làm cho mọi người thấy áp lực và khó gần. Bởi vì ngay từ nhỏ, cha mẹ họ đã buộc họ hoàn thành một công việc với kết quả luôn luôn hoàn hảo" - một nhân viên văn phòng cho biết.

Toàn bộ cuộc sống của con cái sẽ hỏng, nếu cha mẹ thực hiện những điều này

2. Ép buộc con cái thực hiện giấc mơ dang dở của mình


Cha mẹ thường biến con thành những sản phẩm thay thế mình, bằng cách đòi hỏi con phải học hành vào mọi lúc mọi nơi. Mong muốn con trở thành “ông này bà kia”, thay mình thực hiện ước mơ mà mình không thực hiện được khi còn trẻ. Cha mẹ đã đặt kỳ vọng vào con quá nhiều, vô tình gây nên áp lực cho con trẻ. Đây có thể được coi là sợi dây liên kết giữa cha mẹ và con cái, nhưng nó thực sự là một mối quan hệ ký sinh, mà đòi hỏi quá nhiều thời gian của trẻ và năng lượng khi trẻ cần tập trung vào việc học các kỹ năng khác.

3. Không cho phép con thể hiện cảm xúc tiêu cực

Những cha mẹ không quan tâm nhu cầu tình cảm của con, hoặc loại bỏ những cảm xúc tiêu cực của con, góp phần tạo nên một tương lai, trong đó các con sẽ không thể diễn tả được những gì chúng cần. Không có gì sai với việc giúp đỡ trẻ em nhìn thấy mặt tích cực của mọi tình huống. Tuy nhiên, nếu là hoàn toàn gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực của một đứa trẻ, điều đó có thể dẫn đến trầm cảm và làm cho trẻ cảm thấy khó khăn hơn để xử lý tiêu cực một cách thích hợp. Đây là sai lầm khi dạy con kinh điển, cha mẹ nên chú ý tránh phạm phải nhé!

4. Lo sợ con cái sẽ không sợ mình

Tôn trọng và sợ hãi không cần phải đi chung với nhau. Trong thực tế, con người cảm thấy được yêu, được hỗ trợ, được kết nối sẽ có nhiều khả năng để được hạnh phúc khi trưởng thành. Mặc dù kỷ luật sẽ cần thiết trong một số giai đoạn nào đó, cha mẹ tốt sẽ không sử dụng những lời nói và hành động đáng sợ có thể vĩnh viễn làm tổn hại tới tâm lý con trẻ. Trẻ em không cần phải sợ cha mẹ, và trẻ trưởng thành không cần phải lo lắng mỗi khi bố mẹ gọi điện thoại. Những trẻ có tâm lý sợ cha mẹ khi nhỏ, lớn lên có thể sẽ mang tâm lý sợ sệt người khác, không tự tin và bản thân mình, lúc nào cũng lo lắng việc mình làm là sai, sẽ bị người khác khiển trách.

5. Luôn áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái

Cha mẹ tin rằng suy nghĩ của mình là quan trọng nhất trong các vấn đề gia đình, nhưng đây là một suy nghĩ cổ hủ. Mặc dù cha mẹ là người cần phải đưa ra quyết định cuối cùng về tất cả mọi thứ, từ bữa ăn tối đến kế hoạch cho con vào ngày cuối tuần, thì cũng cần xem xét tình cảm của mọi thành viên trong gia đình - kể cả con cái. Cha mẹ không tốt khi liên tục buộc con cái phải kìm nén cảm xúc của mình để làm hài lòng cha mẹ.

6. Làm giúp con mọi việc

Đây có lẽ là sai lầm khi dạy con, mà đa số cha mẹ nào cũng mắc phải. Nhiều cha mẹ quan tâm đến tất cả mọi thứ của con, đến mức can thiệp quá sâu hoặc thậm chí làm thay việc cho con cái. Điều này có vẻ như là cha mẹ đang rất quan tâm đến cuộc sống của con cái, nhưng thực tế làm cho con khó khăn hơn để đạt được mục tiêu của mình. Vì những việc khó cha mẹ đã làm hết thay con, nên khi gặp khó khăn thật sự mà không có cha mẹ bên cạnh, con sẽ không có khả năng để giải quyết, như thế là hại con chứ không phải giúp con. Điều này có thể làm hỏng toàn bộ cuộc sống của con cái, nếu cha mẹ tiếp tục thực hiện.

Như trường hợp chị Sương ở Bình Dương chia sẻ: “Mình có cô em chồng, đã gần 30 tuổi mà cứ như trẻ con mẫu giáo vậy! Cô ấy chưa từng ra chợ mua bất kì món đồ gì, mỗi khi nhà thiếu món gì mình nhờ cô ấy ra chợ mua giúp cho vì đang dở việc thì má chồng mình sẽ cản ngay, bảo là “em nó không biết chỗ mua đâu, mua không đúng ý lại mắc công chạy đi mua lại, con chạy đi mua cho nhanh”. Thậm chí những món đồ nhu cầu cá nhân của em ấy, má chồng mình cũng mua cho. Em ấy đi dạy học, những ngày đầu, cả nhà mình phải ngồi làm học sinh cho em ấy dạy thử theo lệnh má chồng, rồi em ấy gặp khó khăn ở trường, không tự giải quyết phải nhờ má chồng gọi điện nói chuyện với cô trưởng khoa,… Rất nhiều, rất nhiều những chuyện như vậy, mình thật là ngao ngán, mình chỉ lo lắng sau này con mình cũng được má chồng dạy theo cách ấy!”.

7. Dùng phương pháp im lặng, không nói chuyện với con

Thật khó khăn để nói chuyện với một người nào đó khi bạn đang tức giận, nhưng dùng phương pháp im lặng với một đứa trẻ là rất nguy hiểm, và không khôn ngoan. Phương pháp này sẽ làm sứt mẻ mối quan hệ cha mẹ-con cái, càng đẩy mối quan hệ này ra xa và làm cho con bị áp lực phải xoa dịu tình hình, ngay cả khi con không làm điều gì sai trái. Nếu bạn đang quá giận dữ để nói chuyện một cách bình tĩnh với con, thì bạn nên tự kiềm chế bản thân trong một vài phút, thay vì mặc kệ phớt lờ con mình.

8. Bỏ qua quyền riêng tư của con

Cha mẹ có thể biện minh cho việc giám sát con cái của mình, và trong những tình huống nhất định, cha mẹ cần phải can thiệp mạnh mẽ để giữ an toàn cho con cái. Tuy nhiên, con cái cũng cần có quyền riêng tư, cá nhân cho bản thân, đặc biệt là khi chúng đến tuổi dậy thì. Cha mẹ vượt qua ranh giới riêng tư của con, sẽ gây ra nhiều vấn đề. Ví dụ như cha mẹ thường xuyên vào phòng riêng của con xem xét, đọc nhật ký của con hay tò mò những chuyện riêng tư của con. Con lớn lên sẽ không phân biệt được giới hạn của sự riêng tư, và sẽ thực hiện những hành động xâm phạm quyền riêng tư của người khác mà không biết.

Như chị Quỳnh Anh ở Thủ Đức chia sẻ: “Ngay khi về nhà chồng mình đã bị sốc. Phòng riêng của hai vợ chồng mình mà cô em chồng rất tự tiện ra vào khi vợ chồng mình không có ở nhà. Cô ấy vào phòng mình ngủ trưa, tự tiện lấy sách của mình mà không hỏi trước. Thậm chí mình mua món đồ nào mới là chiều đi làm về được má chồng hỏi ngay, vì cô ấy sẽ kể lại cho má chồng mình biết. Nguyên nhân của hành động này là do em chồng mình từ nhỏ đã bị má chồng mình kiểm soát tất cả mọi thứ, không có gì là của riêng em ấy. Mình nhớ lúc em ấy vừa lấy chồng, chuyện quan hệ vợ chồng của em ấy vẫn được má chồng mình đem ra bàn tán trong mỗi bữa ăn”.

9. Cha mẹ làm cho con cái phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của mình

Không đứa trẻ nào phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của cha mẹ. Ngoài ra, cha mẹ không bao giờ đòi hỏi con cái phải từ bỏ những điều mà làm cho con hạnh phúc để bù đắp lại nỗi đau khổ của cha mẹ. Điều này sẽ gây khó khăn cho đứa trẻ khi trưởng thành, chúng luôn phải sống với suy nghĩ rằng cuộc sống hạnh phúc của cha mẹ là do chúng quyết định, và chúng phải có trách nhiệm với điều đó.

Theo WTT