Thông tin mới nhất vụ nhét th.i th.ể nam công nhân vào cốp xe ô tô chở từ Đà Nẵng ra Huế

Theo luật sư, thái độ ứng xử của công ty với người lao động như vậy là khó có thể chấp nhận. Mặt khác, xung quanh vụ việc còn tồn tại nhiều “uẩn khúc” cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng để điều tra, làm rõ.

Khoảng 15h ngày 24/5, gia đình anh Hoàng Trọng D. (SN 1981, trú tại phường Thủy Xuân, TP. Huế) nhận được điện thoại thông báo D. bị tai nạn lao động tử vong. Trước khi xảy ra tai nạn lao động, anh D. cùng các công nhân thi công hệ thống dẫn điện tại dự án Condo2 (107 đường Võ Nguyên Giáp, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).

Đến khoảng 18h30 cùng ngày, người thân D. hoảng hốt khi nhận thi thể của anh từ 2 người đàn ông đi ô tô 4 chỗ BKS 43A-500.92. Khi người nhà anh D. ra khu vực xe thì chứng kiến thi thể anh D. được đặt trên một cán sắt, một phần cáng ở sau cốp ô tô. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, người nhà anh D. giữ 2 người đàn ông lại và báo cho công an địa phương đến làm việc.

Đến khoảng 18h30 cùng ngày, người thân D. hoảng hốt khi nhận thi thể của anh từ 2 người đàn ông đi ô tô 4 chỗ BKS 43A-500.92. Khi người nhà anh D. ra khu vực xe thì chứng kiến thi thể anh D. được đặt trên một cán sắt bỏ gọn sau cốp ô tô. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, người nhà anh D. giữ 2 người đàn ông lại và báo cho công an địa phương đến làm việc.

Khai nhận với công an địa phương, 1 trong 2 người này cho biết, anh D. bị tai nạn lao động rơi từ tầng 16 của một công trình nhà cao tầng. Nghĩ rằng anh D. đã tử vong không có cơ hội cứu chữa nên họ dùng ô tô chở thi thể anh về bàn giao cho gia đình.

Lời giải thích của 2 người đàn ông lạ mặt khiến người thân trong gia đình nạn nhân bức xúc. Họ cho rằng, cái chết của anh D. và hành động "lạ" khi bỏ thi thể nạn nhân trong một phần cốp xe của những người trên là bất thường, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

thong-tin-moi-nhat-vu-nhet-thi-the-nam-cong-nhan-vao-

Chiếc xe ô tô được 2 người đàn ông sử dụng để chở thi thể nạn nhân từ Đà Nẵng ra Huế. Ảnh:VNN

Liên quan tới sự việc trên, trao đổi với PV Báo Gia đình và Xã hội, luật sư Đăng Văn Cường (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) bày tỏ quan điểm:

Có lẽ đây là một vụ việc rất bất ngờ và bàng hoàng đối với gia đình nạn nhân. Bất ngờ bởi chỗ không ai nhận lại người nhà, người thân trong hoàn cảnh như thế này (khi đi làm thì là một con người khỏe mạnh, khi nhận lại là một xác chết không nguyên vẹn).

Khi chứng kiến người của công ty đưa thi thể người thân của mình về nhà bằng việc cho vào cốp sau xe ô tô như chở một món đồ như vậy thì gia đình sẽ không khỏi bàng hoàng, bức xúc đối với cách đối xử của công ty này đối với người lao động. Chưa biết vụ việc sẽ giải quyết đến đâu.

Tuy nhiên, thái độ ứng xử của công ty này đối với người lao động như vậy là thiếu tình người, không khỏi dư luận bức xúc.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cần làm rõ vụ tai nạn lao động xảy ra như thế nào? Đơn vị thi công có thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho người lao động hay không?...vv.

Trong trường hợp, có căn cứ cho thấy đơn vị thi công đã vi phạm quy định về đảm bảo an toàn lao động gây hậu quả nghiêm trọng thì cơ quan chức năng cần tạm đình chỉ thi công công trình này để đảm bảo an toàn.

Đồng thời, người có chức trách, nhiệm vụ đối với công trình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn nơi đông người" theo điểm a (khoản 1, Điều 295, Bộ luật Hình sự 2015).

Điều luật quy định:

"1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết người".

"Như vậy, trong trường hợp cơ quan điều tra có căn cứ cho thấy đơn vị thi công đã không đảm bảo an toàn lao động dẫn đến hậu quả tai nạn chết người thì người có trách nhiệm trong vụ việc này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt từ 01 năm đến 05 năm tù.

Đồng thời, hành vi coi thường tính mạng, sức khỏe của người lao động cũng sẽ là căn cứ để đánh giá tính chất, mức độ của hành vi vi phạm trong vụ việc này.

Cụ thể, cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm hay không, vi phạm đến đâu và áp dụng chế tài nào để xử lý thì cơ quan chức năng phải vào cuộc xác minh làm rõ thì mới có cơ sở để kết luận và giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật", luật sư Cường phân tích.

thong-tin-moi-nhat-vu-nhet-thi-the-nam-cong-nhan-vao-

Luật sư Đặng Văn Cường trao đổi với PV. Ảnh: TL

Trong khi đó, chuyên gia pháp lý Nguyễn Gia Hải cho rằng: Pháp luật đã quy định rất rõ về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có tai nạn xảy ra.

Theo đó, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ.

Khi có tai nạn lao động chết người xảy ra, bất kể vì lý do gì, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm khai báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 13 (Nghị định 45/2013).

Theo đó, việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng được quy định như sau:

"Người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên và sự cố nghiêm trọng; Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động nặng làm bị thương 01 người lao động, sự cố nghiêm trọng;

Thanh tra lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên; điều tra lại tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng đã được người sử dụng lao động điều tra nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc khi xét thấy cần thiết; Trong quá trình điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Thanh tra lao động, người sử dụng lao động phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đề nghị chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê và định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động".

Chuyên gia Nguyễn Gia Hải khẳng định:

"Dù bất cứ lý do gì, việc người sử dụng lao động tự ý mang thi thể nạn nhân khỏi hiện trường, không báo cáo cơ quan có thẩm quyền là sai. Cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh, làm rõ động cơ di chuyển thi thể nạn nhân đi nơi khác với mục đích gì. Từ đó, mới có căn cứ để xử lý vụ việc chính xác, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật".

Theo GiaDinh

----

Xem thêm:

+Lý do thực sự khiến CSGT sử dụng ma túy tập thể khi xin nghỉ phép vợ đẻ

+Rơi từ tầng 16, th.i th.ể công nhân được cho vào xe chở từ Đà Nẵng ra Huế

+Bất ngờ phát hiện nam thanh niên ở Đà Nẵng mắc virus Zika

------