Thịt vịt "đại bổ" nhưng đừng dại kết hợp với thực phẩm này, nếu không sẽ mất hết dinh dưỡng, rước hại vào thân

Thịt vịt và quả mận thường không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ ở nhiều gia đình người Việt. Tuy nhiên, 2 món này lại được khuyến cáo không ăn cùng nhau.

Tập quán ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ đến nay vẫn còn được duy trì tại một số địa phương không chỉ ở miền Trung mà còn ở nhiều vùng khác. Họ quan niệm rằng, từ ngày 5/5 trở đi, vịt đã bắt đầu vào mùa. Lúc đó, những con vịt trở nên béo hơn và có thịt ngon, chắc hơn, không còn mùi hôi nữa.

Hơn nữa, khi khí trời nóng nực (thuộc tiết Đại Thử), nhiệt độ cao, nhiều người thường hay chọn những món ăn được chế biến từ thịt vịt để cân bằng nhiệt, bổ thân thể và sâu xa hơn là niềm tin tâm linh truyền thống.

thit-vit-dai-bo-nhung-dung-dai-ket-hop-voi-thuc-pham-nay-neu-khong-se-mat-het-dinh-duong-ruoc-hai-vao-than

Dùng gừng, muối thoa đều thân vịt để khử mùi tanh. Ảnh minh hoạ

Thịt vịt không chỉ ngon miệng mà còn đem lại cho người ăn giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết trong Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị, có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tim mạch, lao phổi và ung thư ... Trong sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt…

Theo các tài liệu y thư cổ, thịt vịt được coi là loại "thuốc bổ thượng hạng", có tác dụng điều hòa ngũ tạng, trừ nhiệt, bổ hư… Ngoài ra, sách Nhật cũng đánh giá loại thịt bổ dưỡng này có tác dụng sinh tân dịch, trấn định tâm thần, nuôi dưỡng dạ dày…

Tuy nhiên, có 4 nhóm người này được khuyến cáo hạn chế ăn thịt vịt:

thit-vit-dai-bo-nhung-dung-dai-ket-hop-voi-thuc-pham-nay-neu-khong-se-mat-het-dinh-duong-ruoc-hai-vao-than

Ảnh minh hoạ

 Người đang bị cảm

Theo Y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn (lạnh), hơi mặn, có vị ngọt, có nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư… Do có tính hàn cho nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng thịt vịt để tránh bệnh nặng hơn.

Người mới phẫu thuật

Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.

Người có tiêu hoá kém

Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.

Người bị bệnh gút

Những người mắc bệnh gút không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng protein rất cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

4 nhóm thực phẩm không nên ăn cùng thịt vịt

thit-vit-dai-bo-nhung-dung-dai-ket-hop-voi-thuc-pham-nay-neu-khong-se-mat-het-dinh-duong-ruoc-hai-vao-than

Ảnh minh hoạ

 Loại quả có tính nóng

Trong Đông y, thịt vịt tính hàn, có công dụng giải nhiệt, trong khi một số quả như mận, xoài, mít, chôm chôm lại có tính nóng. Không nên sử dụng 2 loại có đặc tính trái ngược nhau này trong một bữa ăn vì sẽ gây ra chứng khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột và gây hại đến sức khỏe.

Trứng gà

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam), dù bạn có yêu thích trứng gà và thịt vịt đến mấy thì cũng không nên dùng đồng thời cả hai loại thực phẩm này để tránh làm tổn hại nguyên khí trong cơ thể.

Thịt ba ba

Trong thịt vịt và thịt ba ba chứa những chất kỵ với nhau, nếu ăn cùng một lúc sẽ gây ra phù phũng, tiêu chảy. Ngoài ra, thịt vịt chứa nhiều đạm còn thịt ba ba lại giàu chất sinh học - chất này có thể làm biến đổi hàm lượng đạm, do đó làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thịt.

Tỏi

Tỏi có tính nóng, trong khi đó thịt vịt có tính hàn, nên nếu kết hợp sẽ không hề có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa.

Theo GiaDinh