Thay vì cố truy tìm '2 vạch', F0 hãy làm tốt điều này để giảm chi phí, không lo hậu COVID-19

Mắc COVID-19, nhiều người quá quan trọng test nhanh hay xét nghiệm RT-PCR, theo các chuyên gia điều đó không thực sự cần vì quá lãng phí.

Mắc COVID-19, nhiều người dân nôn nóng nghĩ đến việc test PCR làm "bằng chứng" để có thể tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, theo chuyên gia, PCR rất nhạy và có thể phát hiện mảnh RNA của virus tới 3 tháng sau nhiễm, nhưng không có bằng chứng lây, nên không cần làm PCR để khẳng định không lây mới cho tái hòa nhập.

Còn test nhanh có âm tính giả nên nếu dùng test nhanh thì làm 2 test âm tính liên tiếp sẽ giảm mức độ âm tính giả. Quyết định tái hòa nhập dựa vào triệu chứng, thời gian từ lúc dương tính/triệu chứng, và mức độ Covid thể nhẹ, vừa, hay nặng, chứ không đơn giản chỉ là test nhanh âm tính. Vì vậy, không phải ai cũng cần làm test nhanh.

thay-vi-co-truy-tim-2-vach-f0-hay-lam-tot-dieu-nay-de-giam-chi-phi-khong-lo-hau-covid-19

Ảnh minh họa

Theo chia sẻ của TS. BS Trần Nam Trung, chuyên gia Dịch tễ học tại Mỹ, có 3 trường hợp khuyến nghị thời điểm cần test nhanh, đó là:

- Nếu có triệu chứng (bất kể đã tiêm vaccine hoặc từng nhiễm Covid hay chưa) thì nên làm test nhanh (hoặc PCR) luôn. Test nhanh dương tính dù là vạch mờ cũng khá chắc chắn là đã nhiễm, không cần làm PCR khẳng định, trừ phi cần chứng nhận F0. Nếu nghi ngờ thì đợi vài tiếng hoặc hôm sau làm lại một test nhanh khác hoặc có thể làm PCR để khẳng định.

- Nếu tiếp xúc F0 và không có triệu chứng: đợi tới ngày thứ 4 tới thứ 6 sau tiếp xúc mới nên test. Không nên test hàng ngày bắt đầu ngay hôm mới tiếp xúc.

- Người sắp tham gia tụ tập chỗ đông người, đi làm, thăm người ốm/già, suy giảm miễn dịch... Kết quả test nhanh có thể thay đổi nhanh chóng. Âm tính chỉ có giá trị trong 12 giờ. Nếu làm test nhanh vì mục đích này thì nên làm gần lúc sắp tụ tập.

Quan điểm về test nhanh, bác sĩ Trương Hữu Khanh đã chia sẻ trên NLĐ:

Với Omicron và với cả Delta trước đó, vạch trên que test nhanh đậm hay nhạt không phản ánh được bệnh đang nặng hay nhẹ hoặc sẽ nặng hay nhẹ, vì tải lượng virus không ảnh hưởng đến độ nặng nhẹ của bệnh như các biến thể trước.

thay-vi-co-truy-tim-2-vach-f0-hay-lam-tot-dieu-nay-de-giam-chi-phi-khong-lo-hau-covid-19

Ảnh minh họa

Test lên 2 vạch, dù vạch T đậm hay nhạt, thì cũng dương tính rồi. Lúc này hãy lo cách ly, theo dõi triệu chứng, có triệu chứng gì thì chữa triệu chứng đó. Vì Omicron bản chất là nhẹ, người chích ngừa vắc-xin Covid-19 đủ rồi thì càng nhẹ, người trẻ khỏe càng nhẹ hơn.

Nhiều người chẳng bị "hành" gì, đi qua Covid-19 như một cơn cảm nhẹ mà vạch vẫn đậm, thậm chí "2 vạch" nhiều ngày hơn người ta, vì việc chừng nào hết virus là do cơ địa. Quan trọng là triệu chứng thôi. 7 ngày sau cần kiểm tra thêm một lần để kết thúc cách ly thì hãy test.

Còn nếu nói là sợ lây cho người khác thì muốn an toàn tuyệt đối, sau khi đủ ngày cách ly, cần mang khẩu trang cẩn thận thêm 7 ngày. Virus cần thời gian để đào thải khỏi cơ thể, mới 3-4 ngày thấy mình 1 vạch trở lại, cho là an toàn rồi thì không đúng.

Với những người là F1 khi mới vừa tiếp xúc với F0 mà test thì không có giá trị gì, bởi có lây cũng cần vài ngày ủ bệnh thì mới dương tính. Lúc này, việc cần nhất là hạn chế tiếp xúc và thực hiện 5k đầy đủ.

Khi thấy mình có triệu chứng nghi ngờ mà bản thân từng tiếp xúc gần với F0 mấy ngày trước hay cả nhà F0 còn có mỗi mình 1 vạch, thì hãy coi như mình thành F0 rồi. Vài ngày rồi cũng sẽ qua, chỉ cần tránh lây cho người khác, không việc gì phải hoảng sợ mà test liên tục để tìm 2 vạch.

Ngoài ra, để test nhanh hiệu quả nhất thì cố gắng test đúng khi sử dụng. Lưu ý khâu đọc kết quả sau test: không đọc quá sớm, cũng không để hàng giờ sau mới quay lại đọc. Hầu hết các test nhanh cho kết quả chính xác nhất sau 15-20 phút.

Theo GiaDinh