Thanh niên 22 tuổi mất bàn tay do điện thoại nổ khi đang sạc

Sử dụng điện thoại khi đang sạc bằng cục sạc dự phòng, cả điện thoại và cục sạc phát nổ khiến nam thanh niên giập nát bàn tay. Thông tin về tai nạn thương tâm này đã gây lo lắng cho những người đang sử dụng loại pin sạc dự phòng.

thanh-nien-22-tuoi-mat-ban-tay-do-dien-thoai-no-khi-dang-sac

Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 18-6, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết đang điều trị cho bệnh nhân N.V.D. (22 tuổi, ngụ huyện Định Quán) bị giập nát bàn tay do điện thoại nổ khi đang sạc pin.

Trước đó, tối 17-6, bệnh viện tiếp nhận anh D. nhập viện điều trị trong tình trạng bàn tay trái bị giập nát hoàn toàn, chảy nhiều máu, mặt và ngực có một số vết thương nhẹ. 

thanh-nien-22-tuoi-mat-ban-tay-do-dien-thoai-no-khi-dang-sac

Anh D. đang được theo dõi và điều trị tại bệnh viện - Ảnh: A LỘC

Các bác sĩ đã tiến hành hồi sức, làm các xét nghiệm liên quan và tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Tường Quang, trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình - bỏng, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) chia sẻ với Tuổi Trẻ cho biết: "Bàn tay trái của bệnh nhân gần như giập nát, không còn hình dạng cụ thể nên phải cắt cụt cả bàn tay. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, vết mổ khô và có thể xuất viện trong khoảng 5 ngày tới".

Theo bác sĩ Quang, đây không phải lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận các trường hợp bị thương do sử dụng điện thoại khi đang sạc pin nhưng đây là một trong những ca nặng nhất, mất cả bàn tay. Bác sĩ Quang khuyến cáo người dân không nên vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại để tránh những tai nạn tương tự.

Người nhà bệnh nhân cho biết trước khi vụ việc xảy ra, anh D. sạc điện thoại bằng cục sạc dự phòng. Lúc đang sử dụng điện thoại thì bất ngờ phát ra tiếng nổ lớn, cả cục sạc và điện thoại nổ thành nhiều mảnh khiến D. bị thương.

thanh-nien-22-tuoi-mat-ban-tay-do-dien-thoai-no-khi-dang-sac

Pin sạc dự phòng là thiết bị không thế thiếu đối với bất cứ ai khi sử dụng điện thoại di động, iPad hoặc laptop. Tuy tiện lợi là vậy, nhưng những sản phẩm sạc dự phòng này lại chứa nhiều tiềm ẩn ngây nguy hiểm cho người dùng trong quá trình sử dụng, gần đây nhất là vụ cháy chung cư ở Sài Gòn, theo nguồn tin từ Tuổi Trẻ nguyên nhân được xác định là do cắm cục sạc dự phòng suốt nhiều ngày, gây nổ gây hỏa hoạn cho tòa chung cư này.

Nguyên nhân gây cháy nổ sạc dự phòng

PGS.TS Nguyễn Trường Luyện, nguyên cán bộ Viện Vật lý Kỹ thuật (Đại học Bách Khoa Hà Nội)  khuyến cáo, khi mua pin sạc dự phòng, người tiêu dùng cần lựa chọn sản phẩm thương hiệu có uy tín và nhà phân phối uy tín. Cần chọn cửa hàng, siêu thị có tên tuổi, trên bao bì sản phẩm có dán tem bảo hành, tem chính hãng, đặc biệt phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ. Tránh sử dụng các sản phẩm pin kém chất lượng, không rõ nguồn góc trôi nổi trên thị trường.

Các dòng pin sạc dự phòng chính hãng thường sử dụng lõi pin Lithium-Polymer cao cấp. Để giảm chi phí, nhiều thương hiệu lựa chọn sử dụng pin Lithium-ion, thậm chí sử dụng pin giả, tái chế trong các pin sạc dự phòng dẫn tới rủi ro về an toàn năng lượng. Ngoài ra, dung lượng có thể “ảo”. Ví dụ, trên pin ghi 9.000-10.000mAh nhưng thực chất chỉ đạt 3.000-4.000mAh. Khi mua pin, tránh những pin bị trầy, móp méo vì sẽ ảnh hưởng đến thành phần bên trong, dễ gây cháy nổ.

Ngoài ra còn do sạc không đúng cách, người dùng cắm sạc thời gian dài, nguyên đêm hoặc nguyên ngày, dẫn đến tình trạng pin bị nóng và gây ra cháy nổ. Việc thường xuyên sạc quá mức pin sạc dự phòng còn dễ làm hỏng pin nếu pin sạc dự phòng không được trang bị tính năng bảo vệ hoặc tự ngắt. Nhiều người dùng còn đặt pin dự phòng tại những nơi có nhiệt độ cao, từ trường mạnh… hoặc độ ẩm quá cao làm ảnh hưởng chất lượng.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: Máy bị ẩm ướt khi cắm sạc; điện áp tại khu vực không ổn định. Khi cắm sạc trực tiếp vào máy sẽ dễ xảy ra hiện tượng chập mạch, gây cháy nổ giữa các điểm tiếp xúc.

Sử dụng sạc an toàn

thanh-nien-22-tuoi-mat-ban-tay-do-dien-thoai-no-khi-dang-sac

- Cẩn thận trước khi sử dụng

Khi sử dụng hoặc sạc pin cho sạc dự phòng bạn cũng cần kiểm tra để chắc chắn là sạc đã khô ráo, trong cổng sạc không có vật lạ rơi vào.

- Nạp pin cho sạc dự phòng quá lâu có sao không?

Hầu như tất cả sạc dự phòng tốt đều có đèn LED báo hiệu mức pin và có thể tự ngắt điện để tránh quá nhiệt. Tuy nhiên, để an toàn, bạn nên ngắt sạc sau khi đã đầy. Để sạc pin nguyên đêm hoặc trong thời gian dài không có sự kiểm soát có thể gặp trường hợp nguồn điện không ổn định hoặc sạc quá lâu có thể dẫn đến cháy nổ.

- Để sạc dự phòng trong cốp xe có sao không?

Nhiều người có thói quen cho hết điện thoại, sạc dự phòng vào trong cốp xe khi di chuyển, điều này tuy khá tiện lợi, nhưng mối nguy hiểm rình rập lại rất cao, bởi nhiệt độ trong cốp khá nóng, nhất là khi động cơ xe phải chạy dưới trời nắng. Nếu vừa cắm sạc điện thoại rồi bỏ cả hai vào cốp là điều cực kỳ không nên làm vì nhiệt độ sẽ rất cao, dẫn đến nguy cơ cháy nổ, vậy nên mọi người nên lưu ý, đặc biệt là các chị em.

Đây không phải lần đầu tiên xảy ra trường hợp điện thoại bị cháy nổ. Vì vậy người dân nên đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng các thiết bị điện tử. Điện thoại thông minh là một công cụ cực kì hữu ích trong cuộc sống của chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách thì nó sẽ gây ra biết bao nguy hiểm cho người sử dụng. Chính vì vậy, nếu đang mắc phải những sai lầm trên khi dùng smartphone thì bạn hãy thay đổi ngay nhé.

Pin sạc dự phòng là thiết bị hữu ích với những người sử dụng điện thoại di động, iPad hoặc laptop. Với nhiều người, sạc dự phòng như một món đồ vật bất ly thân.

Dưới đây là cách để pin dự phòng được xài lâu bền:

- Lần đầu tiên: Sử dụng hết dung lượng có sẵn của pin sau đó sạc liên tục trong khoảng từ 6-8 tiếng tùy vào dung lượng cao hay thấp của mỗi loại pin sạc dự phòng.

- Lần sạc thứ 2: Chỉ sạc khi đã sử dụng hết dung lượng của lần sạc thứ nhất và tiếp tục sạc liên tục 6-8 tiếng.

- Lần sạc thứ 3: Tiến hành sạc sau khi sử dụng hết dung lượng của lần sạc thứ 2. Sau đó cắm sạc đến khi đầy pin thì ngưng.

- Từ lần thứ 4 trở đi: Không nên để cạn kiệt pin mới sạc và cũng không sạc khi pin còn đầy. Tốt nhất là nên sạc khi pin báo còn 1 vạch hoặc khi thiết bị báo cần sạc pin.

 

Theo Bestie