Sẽ đến lúc không công bố số ca nhiễm mỗi ngày ở TP.HCM; 16 nghệ sĩ Việt Nam mất vì COVID-19 là ai?

Đến thời gian nào đó, TP.HCM sẽ giống như Singapore, không công bố số ca nhiễm và tử vong mỗi ngày, không đặt lưu tâm về số ca mắc mới, mà xem đây như một bệnh thường khi người nhiễm không có diễn tiến nặng. Những nghệ sĩ mất vì COVID-19 đều là hạt nhân nòng cốt của các sân khấu và đơn vị hoạt động văn hóa nghệ thuật tại TP.HCM.

Dịch COVID-19 ở Hà Nội

Lần thứ 2 trong 3 ngày, Hà Nội phát hiện hơn 700 ca mắc COVID-19 tại 28 quận, huyện

Ngày 8/12, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện thêm 709 ca mắc COVID-19, trong đó, 243 ca cộng đồng, 329 ca ở khu cách ly và 137 ca ở khu phong tỏa.

So với ngày hôm qua (7/12) số ca mắc được phát hiện ở Hà Nội đã tăng mạnh hơn và số ca trong cộng đồng cũng tăng cao.

Đây là ngày thứ 2 Hà Nội phát hiện hơn 700 ca mắc COVID-19 kể từ đầu dịch đến nay. Trước đó, ngày 6/12, Hà Nội phát hiện 774 ca mắc COVID-19 - là ngày cao nhất kể từ đầu dịch.

Hà Nội ghi nhận 709 ca COVID-19, biểu đồ dựng đứng, có ổ dịch gần chạm ngưỡng 200 ca

GiadinhNet - Trong 24h qua, Hà Nội đã ghi nhận đến 709 COVID-19 mới với 243 ca cộng đồng. Ổ dịch Đống Đa ghi nhận đến 177 ca mắc COVID-19 mới.

Các F0 đầu tiên điều trị tại nhà ở Hà Nội: "Được ở nhà thật thoải mái"

se-den-luc-khong-cong-bo-so-ca-nhiem-moi-ngay-o-tp-hcm-16-nghe-si-viet-nam-mat-vi-covid-19-la-ai

Quận Hà Đông, quận đầu tiên của Hà Nội điều trị F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ tại nhà. Chị M (trường hợp đầu tiên ở Hà Nội) được điều trị tại nhà. 6 người trong gia đình chị thì 5 người dương tính, trước đó 2 người nhà chị điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn, số còn lại đang được điều trị và theo dõi tại nhà.

Chị M cho Infonet biết 3 mẹ con đều không có biểu hiện gì và gia đình có đủ điều kiện để cách ly nên đã viết đơn xin điều trị tại nhà.

"Hiện tại sức khoẻ của ba mẹ con có biểu hiện lâm sàng nhẹ thôi nên được phát túi thuốc A gồm Paracetamol sử dụng khi có sốt trên 38,5 độ, ngoài ra có thêm Vitamin C và Orezol bổ sung điện giải nếu mất nước. Chị cho biết để được điều trị tại nhà, phòng ở biệt lập với hàng xóm, rác thải gia đình được để trong túi chất thải cách ly y tế, hàng ngày có phường đi qua thu gom", chị M cho Infonet hay.

Cả trường 33 học sinh đến lớp ngày đầu mở cửa, hôm sau chỉ 9 em

Sau 2 ngày học sinh lớp 12 ở Hà Nội được trở lại trường, trao đổi với phóng viên Thanh Niên, bà Vũ Thị Hậu, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông, cho biết toàn trường có 681 học sinh khối 12 chia làm 15 lớp. Theo đúng hướng dẫn của Sở GD-ĐT, mỗi buổi học chỉ có 50% số lớp 12 đến trường: các ngày chẵn (thứ hai, tư, sáu), trường cho 7 lớp học trực tiếp; ngày lẻ (thứ ba, năm, bảy) 8 lớp còn lại đến trường.

Tuy nhiên, từ thực tế dịch bệnh tại địa bàn nên trong ngày 6.12, khối 12 chỉ có 33 học sinh đến trường và ngày 7.12, con số này dừng ở 9 học sinh. Như vậy, tổng cộng cả 2 buổi chỉ có 42/681 học sinh đi học trực tiếp, bằng hơn 6,1% tổng số học sinh khối 12.

Học sinh Hà Nội háo hức trở lại trường sau thời gian dài học online

GiadinhNet - Sau thời gian dài phải học online tránh dịch COVID-19, học sinh khối 12 nhiều trường tại địa bàn Hà Nội đã quay trở lại trường để học trực tiếp. Đa phần học sinh đều có tâm trạng vui vẻ, phấn khởi.

Hà Nội phát hiện F0 bỏ trốn khỏi bệnh viện khi đang điều trị

se-den-luc-khong-cong-bo-so-ca-nhiem-moi-ngay-o-tp-hcm-16-nghe-si-viet-nam-mat-vi-covid-19-la-ai

Hà Nội phát hiện F0 bỏ trốn khỏi bệnh viện khi đang điều trị (Ảnh minh họa).

Thông tin được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương xác nhận với Dân trí ngày 8/12.

Cụ thể, trường hợp này là ông T.V.T., sinh năm 1966, địa chỉ tại xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Bệnh nhân có tiền sử xơ gan cổ trướng, viêm gan B, uống rượu nhiều. Bệnh nhân có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính ngày 5/12, được chuyển Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị cùng ngày.

Sở Y tế TP.HCM: Sẽ đến lúc không công bố số ca nhiễm mỗi ngày

se-den-luc-khong-cong-bo-so-ca-nhiem-moi-ngay-o-tp-hcm-16-nghe-si-viet-nam-mat-vi-covid-19-la-ai

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng trả lời chất vấn - Ảnh: TỰ TRUNG

Sáng 8/12, tại kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM khóa X tiến hành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn lãnh đạo các sở, ngành.

Được chất vấn đầu tiên, giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cảnh báo dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca mắc mới, ca chuyển nặng, ca tử vong có xu hướng tăng trở lại từ ngày 20/10.

Khi đại biểu chất vấn về phương án ứng phó với biến chủng mới, ông Tăng Chí Thượng cho biết ngành y tế liên tục theo dõi sát biến chủng Omicron. Tuy nhiên đến nay, gần như chưa thấy tín hiệu người mắc biến chủng này sẽ diễn tiến xấu hơn.

Hiện ngành y tế đang tiến hành giám sát chặt người nhập cảnh vào TP, làm xét nghiệm nếu có kết quả dương tính sẽ giải trình tự gene ngay. TP chưa phát hiện biến chủng mới.

Ông Thượng cho rằng đây là tín hiệu "tạm đỡ lo" nhưng vẫn không chủ quan. Lãnh đạo ngành y tế đánh giá việc chủng mới xâm nhập vào TP là vấn đề thời gian, nên phải có phương án ứng phó.

Hiện nay, ngành y tế đã dành riêng Bệnh viện dã chiến số 12 để thu dung, điều trị cho bệnh nhân nhiễm chủng mới.

Về vấn đề F0 không khai báo với chính quyền địa phương, ông Thượng cho rằng hiện TP không triển khai tầm soát như trước, mà tập trung xét nghiệm những người có nguy cơ. Người dân cũng có thể tự làm xét nghiệm tại nhà, nếu không ý thức tốt thì xảy ra tình trạng "người biết đã nhiễm bệnh vẫn đi lại, tiếp xúc với người xung quanh".

Ông Thượng cho rằng cần truyền thông mạnh mẽ đến nhân dân để tự giác khai báo y tế. Đồng thời, cần tăng cường thực hiện quy chế phối hợp quản lý F0, phân công cụ thể cho từng bộ phận.

"Sở Y tế cũng sẽ tham mưu để các quy định xử phạt người biết mình là F0 nhưng vẫn lưu thông, giao lưu tiếp xúc với người khác dựa trên Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và các quy định có liên quan" - ông Thượng cho hay.

Tại cuộc họp, ông Tăng Chí Thượng cũng cho hay: "Nếu người dân đồng hành cùng TP thực hiện các biện pháp phòng chống dịch thì hi vọng dịch bệnh sẽ giảm. Đến thời gian nào đó, TP.HCM sẽ giống như Singapore, không công bố số ca nhiễm và tử vong mỗi ngày, không đặt lưu tâm về số ca mắc mới, mà xem đây như một bệnh thường khi người nhiễm không có diễn tiến nặng."

16 nghệ sĩ Việt Nam mất vì COVID-19 là ai?

se-den-luc-khong-cong-bo-so-ca-nhiem-moi-ngay-o-tp-hcm-16-nghe-si-viet-nam-mat-vi-covid-19-la-ai
NSƯT Mỹ Uyên thắp hương, tưởng nhớ các nghệ sĩ qua đời vì COVID-19.
Lễ tưởng niệm 16 nghệ sĩ Việt qua đời vì COVID-19 có sự tham gia của nhiều đồng nghiệp như NSƯT Thành Lộc, NSƯT Mỹ Uyên, NSƯT Thanh Dậu, Bình Tinh, đạo diễn Lê Hay...
 
Do tình hình dịch bệnh nên buổi lễ được tổ chức đơn giản, nhanh chóng, đảm bảo quy định phòng chống COVID-19. Sau phút mặc niệm, ông Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM - phát biểu mở đầu chương trình.
 
Ông Trần Ngọc Giàu cho biết sự ra đi của các nghệ sĩ là mất mát lớn đối với ngành sân khấu Việt Nam. Trong thời gian giãn cách xã hội, Hội Sân khấu TP.HCM không thể đứng ra tổ chức tang lễ cho 16 nghệ sĩ. Anh chị em nghệ sĩ cũng không thể đến thắp hương, tiễn đưa đồng nghiệp về nơi an nghỉ
 
"Buổi lễ tưởng niệm, dâng hương Tổ nghiệp và rước bài vị của các nghệ sĩ qua đời vì Covid-19 hôm nay là dịp để chúng tôi tưởng nhớ đến công lao của họ. Sân khấu, khán giả ghi nhận sự đóng góp to lớn của các nghệ sĩ đối với hoạt động văn hóa nghệ thuật nước nhà", chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM chia sẻ
 
Những nghệ sĩ này đều là hạt nhân nòng cốt của các sân khấu và đơn vị hoạt động văn hóa nghệ thuật tại TP HCM. Họ đã đóng góp rất nhiều công sức để gầy dựng vườn hoa nghệ thuật sân khấu của thành phố và trong số đó, nhiều di sản họ để lại vẫn là bài học quý cho thế hệ trẻ noi theo như: NSƯT đạo diễn Lê Văn Tĩnh - bậc thầy trong công tác đào tạo; soạn giả
 
Bạch Mai - một đại thụ của lĩnh vực cải lương tuồng cổ; nghệ sĩ - nhạc sĩ Thanh Dũng (con trai cố NSƯT Bửu Truyện); nghệ sĩ Thanh Châu; NSƯT - nhạc sĩ Khải Hoàn; nghệ sĩ Duy Khải (con trai danh cầm - cố NSƯT Vũy Chỗ); nghệ sĩ đàn bầu Quang Dũng... là linh hồn của nhiều ban nhạc cổ; NSƯT Lâm Bửu Sang - bậc thầy truyền nghề của đoàn nghệ thuật Thống Nhất, Quảng Đông, Triều Châu; nghệ sĩ Kim Phượng; nghệ sĩ Thanh Linh; Mỹ Lợi (đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long); NSƯT Lê Trí Tưởng (Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam); đạo diễn - ca sĩ Bảo Vân (vợ của đạo diễn Lê Hây); nghệ sĩ Mã Cẩm Hiệp; Đức Minh; Thế Cuộc.

Gia tăng F0 là trẻ em nhập viện, có cả ca nặng phải thở máy, lọc máu

se-den-luc-khong-cong-bo-so-ca-nhiem-moi-ngay-o-tp-hcm-16-nghe-si-viet-nam-mat-vi-covid-19-la-ai

Ảnh minh họa: BSCC.

Việc trì hoãn cho trẻ mầm non và lớp 1 đến trường là có cơ sở. Bởi dù tỷ lệ chuyển nặng thấp hơn người lớn nhưng tại TP Hồ Chí Minh những ngày qua, số trẻ F0 nhập viện đang có xu hướng gia tăng, trong đó đã có những ca bệnh nặng, phải thở máy, lọc máu.

Mỗi ngày, khu khám sàng lọc của Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP Hồ Chí Minh tiếp nhận khoảng 150 bệnh nhi đến khám do nghi ngờ nhiễm COVID-19 với các triệu chứng sốt, ho hay có người nhà là F0.

Không phải toàn bộ các ca dương tính đều phải nhập viện điều trị nhưng hiện hơn 200 giường điều trị nội trú tại khoa COVID-19 của bệnh viện này cũng đã kín bệnh nhân.

Một cô bé ở Phường 6 (Q. Gò Vấp) lây nhiễm từ ba và chỉ sốt nhẹ nên được cách ly theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, vẫn có những lo lắng khi mà đã có những trường hợp trẻ chuyển nặng nhưng nhập viện trễ dẫn đến tử vong.

TP.HCM chính thức tạm hoãn dạy trực tiếp trẻ 5 tuổi và học sinh lớp 1

 

se-den-luc-khong-cong-bo-so-ca-nhiem-moi-ngay-o-tp-hcm-16-nghe-si-viet-nam-mat-vi-covid-19-la-ai
TPHCM chỉ thí điểm cho học sinh lớp 9, lớp 12 tới trường từ ngày 13/12.
 
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, vừa ký văn bản khẩn gửi Sở GD&ĐT, Sở Y tế cùng các quận, huyện, thành phố Thủ Đức về việc tổ chức dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục trên địa bàn.
 
Xét đề nghị của Sở GD&ĐT thành phố, UBND TPHCM chỉ đạo, tạm thời chưa tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục cho trẻ 5 tuổi và học sinh lớp một cho đến khi có thông báo mới.
 
Từ ngày 13/12, các cơ sở chỉ thí điểm tổ chức học tập trực tiếp cho các khối lớp 9, lớp 12 khi đảm bảo điều kiện an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 và đã được Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 quận, huyện, thành phố Thủ Đức kiểm tra, thẩm định, phê duyệt kế hoạch, phương án.
 
Sau thời gian thí điểm, từ ngày 13/12 đến hết ngày 25/12, Sở GD&ĐT chủ trì phối hợp với Sở Y tế và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổng kết, rút kinh nghiệm và tham mưu UBND TPHCM xem xét, quyết định việc tiếp tục mở rộng dần đối tượng hoặc tổ chức dạy và học trực tiếp toàn thành phố từ ngày 3/1.
 
Diễn biến dịch phức tạp, Hưng Yên tạm dừng hoạt động cưới hỏi
se-den-luc-khong-cong-bo-so-ca-nhiem-moi-ngay-o-tp-hcm-16-nghe-si-viet-nam-mat-vi-covid-19-la-ai

Chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ. (Ảnh tư liệu: Đinh Tuấn/TTXVN).

Trước diễn biến dịch phức tạp, UBND tỉnh Hưng Yên vừa có văn bản chỉ đạo, từ ngày 8/12, tạm dừng các hoạt động cưới, hỏi. Đám hiếu, đám giỗ và các sự kiện gia đình chỉ được tổ chức nội bộ...

Cụ thể, UBND tỉnh Hưng Yên vừa có văn bản số 3134 ngày 7/12, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Duy Hưng ký về việc tăng cường các biện pháp kiểm soát, khống chế dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.

Theo đó, từ ngày 8/12, tạm dừng các hoạt động cưới, hỏi. Đám hiếu, đám giỗ và các sự kiện gia đình chỉ được tổ chức nội bộ và số lượng không quá 20 người; không đón, tiếp người về vùng dịch theo thông báo của Bộ Y tế.

Đối với cơ quan, đơn vị, tỉnh này yêu cầu thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý cán bộ, nhân viên, người lao động trong công tác phòng, chống dịch, yêu cầu hạn chế tối đa việc ra ngoài tỉnh, nếu đi phải có sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ trước khi đến cơ quan, đơn vị làm việc trở lại.

Tỉnh yêu cầu các chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ người lao động, thực hiện "một cung đường, 2 điểm đến", hạn chế tối đa ra ngoài tỉnh. Trường hợp ra ngoài tỉnh phải được sự đồng ý của chủ doanh nghiệp, khi từ vùng dịch về phải cách ly tại nhà 14 ngày, đi làm lại phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ. Người đến liên hệ công tác phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ.

Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp yêu cầu người đi lại hằng ngày qua Hà Nội ký cam kết hạn chế tiếp xúc với người khác khi về địa phương, đơn vị.

Hưng Yên yêu cầu người từ vùng dịch về địa bàn phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ; người địa phương ra ngoài tỉnh, từ vùng dịch về phải thực hiện khai báo y tế, tự cách ly tại nhà 14 ngày, tự test nhanh COVID-19 có kết quả âm tính mới được tham gia hoạt động tại cộng đồng.

UBND tỉnh đề nghị các đơn vị tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương về phòng, chống dịch COVID-19; các chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là với diễn biến dịch bệnh. Đồng thời, theo dõi, bám sát tình hình dịch để có dự báo chính xác, chủ động các phương án, biện pháp trong phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo phù hợp, hiệu quả.

6 điều cần lưu ý khi đi trung tâm thương mại, chợ, siêu thị phòng lây nhiễm COVID-19

 

se-den-luc-khong-cong-bo-so-ca-nhiem-moi-ngay-o-tp-hcm-16-nghe-si-viet-nam-mat-vi-covid-19-la-ai
Đi siêu thị mùa dịch - Ảnh minh hoạ.
Đối với người lao động, người bán hàng, khách hàng khi đến khu dịch vụ tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị cũng cần lưu ý:
 
1. Không đến khu dịch vụ nếu có một trong các biểu hiện như: Mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà.
 
2. Khai báo y tế khi đến khu dịch vụ.
 
3. Luôn thực hiện "Thông điệp 5K", trong đó lưu ý đeo khẩu trang đúng cách và thải bỏ khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định; hạn chế tiếp xúc với người khác; thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn…
 
4. Thông báo ngay cho cán bộ phụ trách phòng, chống dịch tại khu dịch vụ nếu phát hiện bản thân hoặc người lao động/làm việc, người bán hàng, khách hàng có một trong các biểu hiện như: Mệt mỏi, khó thở, sốt…
 
5. Bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong suốt thời gian di chuyển từ nơi ở đến khu dịch vụ và ngược lại.
 
6. Người lao động/làm việc, người bán hàng phải được tiêm đủ liều vắc xin, ký cam kết thực hiện công tác về phòng, chống dịch bệnh Covid-19; thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh 1 tuần/lần.
 
Vì sao Tây Ninh vào top 5 tỉnh có số ca COVID-19 cao?
 
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 8/12, đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết ngoài lực lượng chi viện từ Hải Phòng, Bộ Y tế vừa giao cho Bệnh viện E (Hà Nội) hỗ trợ tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 tại địa phương có nhiều diễn biến phức tạp, số ca mắc có chiều hướng tăng cao.
 
Từ ngày 20-11, trước số ca nhiễm trong cộng đồng tiếp tục tăng cao, tỉnh Tây Ninh có văn bản chỉ đạo tạm dừng các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, massage.
 
Theo đánh giá của tỉnh, nguyên nhân cơ bản khiến số ca tăng là do một bộ phận người dân còn chủ quan, lơ là trong thực hiện các biện pháp phòng; một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ chưa bảo đảm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
 
Vĩnh Phúc thêm ổ dịch mới liên quan đến trường học chưa rõ nguồn lây
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 7/12, tỉnh ghi nhận 51 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 31 ca trong cộng đồng.
 
Đặc biệt, tại huyện Lập Thạch đã phát hiện ổ dịch mới liên quan đến các trường học và khu dân cư với 23 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 21 ca liên quan đến trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn xã Sơn Đông. Tất cả học sinh trên đều chưa đủ tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19.
 
Theo tin từ huyện Lập Thạch, các ca bệnh dương tính với SARS-CoV2 trên địa bàn huyện đều chưa rõ nguồn lây, có thể có thêm các ca bệnh dương tính mới đối với người cùng nhà, cùng lớp học... và các trường hợp có tiếp xúc gần.

Theo GiaDinh