Sau khi 'dương tính trở lại', bệnh nhân 188 đã có kết quả âm tính

Sáng 20/4, Bộ Y tế cho biết bệnh nhân 188, nhân viên Công ty Trường Sinh, đã có kết quả âm tính trở lại sau 2 ngày có kết quả dương tính sau khi ra viện.

sau-khi-duong-tinh-tro-lai-benh-nhan-188-da-co-ket-qua-am-tinh

Theo đó, xét nghiệm dịch họng và tỵ hầu của BN188 bằng phương pháp RT-PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. BN188 tiếp tục được cách ly theo dõi sức khỏe tại bệnh viện này.

Bệnh nhân 188 là nữ, 44 tuổi, địa chỉ tại Mỹ Lương, Chương Mỹ, Hà Nội, là nhân viên Công ty Trường Sinh cung cấp nước sôi cho Bệnh viện Bạch Mai. Bà ở cùng, tiếp xúc gần với bệnh nhân số 169.

Ngày 22/3, bà xuất hiện triệu chứng ho, đau rát họng. Trước đó, ngày 15/3, bà về quê ăn giỗ, sau đó quay lại làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở Giải Phóng và ngủ nghỉ tại đó, không đi đâu khỏi Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh nhân 188 nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam ngày 28/3.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với Sars-CoV-2 lần 1 vào ngày 11/4/2020; lần 2 vào ngày 14/4/2020, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

Trước đó, theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ, Hà Nội, bệnh nhân 188 có kết quả xét nghiệm dương tính với Sars-CoV-2 khi đang trong thời gian theo dõi, cách ly 14 ngày.

Ngày 16/4, bệnh nhân xuất viện, về cách ly y tế tại gia đình ở thôn Khôn Duy, xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ.

Đến sáng 17/4, bệnh nhân có biểu hiện ho khan từng cơn, thân nhiệt đo được 36,8 độ C, hơi tức ngực, không chảy nước mũi.

Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ đã lấy mẫu xét nghiệm gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Hà Nội).

CDC Hà Nội sáng 18/4 thông báo bệnh nhân dương tính với Sars-CoV-2. Nữ bệnh nhân đã được chuyến đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội) để kiểm tra và điều trị theo quy định.

Khánh Chi

Theo Infonet

---

Xem thêm:

Điều đặc biệt trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19 ở Việt Nam khi 3 ngày liền không có ca mắc mới

Chúng ta không phát hiện ra ổ dịch mới trong cộng đồng, chứng tỏ dấu hiệu khả quan nhưng tuyệt đối không được chủ quan vì tình hình diễn biến rất phức tạp.

Nhận định về việc 3 ngày liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới, chúng ta vẫn có 268 ca mắc COVID-19, trong khi số ca khỏi bệnh không ngừng tăng lên, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam tối 19/4 nhận định, có nhiều dấu hiệu khả quan trong cuộc chiến với 'kẻ thù vô hình' - đại dịch COVID-19.

Ông đưa ra nhiều lý do. Thứ nhất, trong giai đoạn này, nước ta vừa tiến hành ngăn chặn dịch xâm nhập từ nước ngoài vừa xử lý các ổ dịch trong cộng đồng.

Những trường hợp nhập cảnh đều được cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện 160 ca bệnh. Mấy tuần nay không phát hiện ca mới nữa, chứng tỏ việc ngăn chặn có hiệu quả.

dieu-dac-biet-trong-cuoc-chien-voi-dai-dich-covid-19-o-viet-nam-khi-3-ngay-lien-khong-co-ca-mac-moi

PGS.TS Trần Đắc Phu. Ảnh: Võ Thu

Dịch COVID-19 ở nước ta đã chuyển sang giai đoạn lây nhiễm trong cộng đồng khi xuất hiện một số ổ dịch lớn như Bạch Mai, bar Buddha hay gần nhất là thôn Hạ Lôi. Tuy nhiên, các ổ dịch này đến nay đã được khống chế, không phát hiện ra ca mới.

"Đặc biệt hơn là chúng ta không phát hiện ra ổ dịch mới trong cộng đồng, chứng tỏ dấu hiệu khả quan. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh, chúng ta không được chủ quan vì tình hình diễn biến rất phức tạp", vị chuyên gia nói.

Lý giải về nhận định này, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, ở các ổ dịch, khi tiến hành phong toả, thực hiện mọi biện pháp chống dịch sẽ cách ly hoàn toàn giữa người mang mầm bệnh với người lành, chúng ta cũng hoàn toàn quản lý được người dương tính trong ổ dịch. Nhưng trên quy mô một tỉnh, thành phố hay cả nước, để cắt đứt triệt để 100% sự lây lan là rất khó.

Tại các ổ dịch, việc phong toả ít nhất trong 28 ngày cơ bản sẽ kiểm soát được tình trạng lây lan. Tuy nhiên, ở quy mô lớn hơn (huyện, tỉnh/thành phố hay cả nước) thì rất khó để người đang mang mầm bệnh hoàn toàn không tiếp xúc với người lành. Do đó, chưa thể nói sự lây lan trong cộng đồng hết hay chưa.

Vì thế, chuyên gia này cho rằng việc quan trọng nhất hiện nay là làm sao để hạn chế thấp nhất sự lây lan trong cộng đồng. Biện pháp quan trọng nhất vẫn là thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, thực hiện đúng khuyến cáo phòng dịch của Bộ Y tế.

"Giai đoạn này người dân đặc biệt không được chủ quan, cần tuân thủ giãn cách xã hội, không tập trung đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên....", ông Phu nói và khẳng định: Tất cả những việc này thực chất là không cho người bệnh tiếp xúc người lành và ngược lại.

Võ Thu

Theo GiaDinh

---

Xem thêm:

+Ca mắc COVID-19 mới nhất ở Việt Nam là 'ca khó' với đặc điểm dịch tễ 'đặc biệt'

+Vì sao bệnh nhân 188 dương tính lại sau 2 ngày xuất viện?

+Singapore thành vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, số ca nhiễm tại Trung Đông tăng nhanh

----