Rocker Việt vừa qu.a đ.ờ.i vì COVID-19 là ai?

Theo chia sẻ từ người thân, nam rocker Trung Thành Sago đã qua đời ngày 18/7 sau gần 2 tuần điều trị COVID-19 tại một bệnh viện ở Thủ Đức, TP.HCM.

Được biết, trước đó ngày 6/7, nam rocker và vợ cùng một người con phát hiện dương tính với COVID-19. Đến ngày 18/7, ông ra đi ở tuổi 65 với bệnh nền là cao huyết áp. Hiện tại, vợ con ông vẫn đang được cách ly điều trị tại một bệnh viện dã chiến. 

Sáng ngày 21/7, em trai nam rocker đã tới nhận tro cốt. Lúc đó, gia đình mới chính thức thông báo trên mạng xã hội cho bạn bè gần xa được biết. Sau khi rocker Trung Thành qua đời, gia đình quyết định hỏa táng và gửi tro cốt vào nhà thờ.

rocker-viet-vua-qu-a-d-o-i-vi-covid-19-la-ai

Rocker Trung Thành Sago qua đời vì COVID-19, có bệnh nền cao huyết áp

Rocker Trung Thành Sago tên thật Nguyễn Thái Thành, sinh năm 1956 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông bước chân vào dòng nhạc rock từ năm 1972 khi còn là học sinh và chủ yếu chơi tại các quán cà phê, quán bar. 

Năm 1992, Trung Thành Sago cùng một số bạn bè đã ra Bắc để biểu diễn tại Cung Hữu nghị Việt Xô, trở thành những nghệ sỹ đầu tiên của phía Nam chơi nhạc rock tại Thủ đô và một số tỉnh phía Bắc khác. Khi đó, Hà Nội mới có ban nhạc Hoa Sữa, sau này tới năm 1995 mới có ban nhạc rock đình đám Bức Tường.

Sau khi trở lại TP.HCM, ông cùng tay guitar bass Quốc Hùng thành lập ban nhạc rock/metal SagoMetal vào năm 1996. Về sau, SagoMetal thay đổi đội hình với ca sỹ, trống, bass và guitar đệm mới.

Ban nhạc có 3 album: Những đôi tay, Thiên đàng và địa ngục, Phantom of Rock. Theo một chuyên trang nhạc rock, metal tại Việt Nam, trong những năm 1990-2000, khi giới rocker TP.HCM hoạt động mạnh mẽ, SagoMetal thường xuyên có mặt trong các buổi biểu diễn tại công viên Hoàng Văn Thụ dịp cuối tuần.

rocker-viet-vua-qu-a-d-o-i-vi-covid-19-la-ai

Guitar Trung Thành Sago (giữa) và ban nhạc SagoMetal

Là một trong những rocker thuộc thế hệ đầu, Trung Thành Sago đóng vai trò phó chủ nhiệm câu lạc bộ Rock Sài Gòn của Trung tâm ca nhạc nhẹ thành phố từ những năm 2000 đến khi qua đời.

Sau khi thành lập, câu lạc bộ Rock Sài Gòn được coi như cái nôi của nhiều ban nhạc nổi tiếng trong lòng thế hệ 8X, 9X sau này như UnlimiteD, Microway…

Theo chia sẻ của một người bạn, những năm gần đây, rocker Trung Thành Sago hay chơi nhạc cùng các bạn trẻ để khơi dậy niềm đam mê cho các bạn. Mới năm ngoái, (2020) ông còn cùng các bạn sinh viên ĐH Văn Hiến lập ra OhaoBand nhưng chưa chơi được bao lâu thì dịch COVID-19 ập đến. 

rocker-viet-vua-qu-a-d-o-i-vi-covid-19-la-ai

Sự ra đi của Rocker Trung Thành Sago để lại nhiều tiếc thương trong gia đình, bạn bè và học trò

An Khánh

Theo GiaDinh

------

Xem thêm:

Nhà thơ, họa sĩ Lê Thánh Thư qua đời vì dịch bệnh Covid -19

Theo tin từ Hội Mỹ thuật TP HCM, họa sĩ Lê Thánh Thư đột ngột qua đời lúc 2 giờ ngày 16-7, hưởng thọ 65 tuổi. Trước đó, ông được xác định mắc Covid-19.

nha-tho-hoa-si-le-thanh-thu-qua-doi-vi-dich-benh-covid-19

Nhà thơ, họa sĩ Lê Thánh Thư

Họa sĩ Lê Thánh Thư sinh 1956, tại Quy Nhơn; là con trai trưởng trong gia đình thuần nông, có 5 anh chị em. Ông được xét nghiệm và kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Sau thời gian điều trị, ông đã trút hơi thở cuối cùng trong sự thương tiếc của gia đình và đồng nghiệp.

Ông vốn là nhà thơ, đã có nhiều thơ in trên các tạp chí trong nước. Đến với hội họa từ năm 1982 bằng con đường tự học, ông rất kiên trì và khiêm cung trong việc tiếp cận lãnh vực mới này cũng như khao khát đổi mới chính mình trong mỗi góc nhìn giữa thơ và hội họa.

Ông đã từng tự sự:

"Trước hết, tôi là một nhà thơ. Cái nhìn hội họa của tôi hoàn toàn khác biệt so với cái nhìn của họa sĩ. Đó là cái nhìn của thi sĩ làm hội họa. Tôi quan tâm nhiều đến cấu trúc được tạo thành bởi sự lặp lại các yếu tố đơn giản và tạo dựng nên các nhịp điệu trong bố cục. Tranh của tôi nhiều tính chất tượng trưng, thường dùng màu đơn sắc, độ dày mỏng khác nhau trong nhiều tranh sơn dầu".

nha-tho-hoa-si-le-thanh-thu-qua-doi-vi-dich-benh-covid-19

Một tác phẩm hội họa của nhà thơ, họa sĩ Lê Thánh Thư

Đối với các nhà chuyên môn, ngôn ngữ chữ viết nhiều khi lại không chuyển tải hết những biểu cảm cần diễn đạt nên nhà thơ - họa sĩ Lê Thánh Thư đã dùng hội họa để thể hiện niềm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Thời điểm khởi đầu đến với hội họa, ông thuê căn gác nhỏ để sáng tác.

Triển lãm cá nhân đầu tiên của ông được thực hiện năm 1989 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM. Từ đó đến nay, ông thực hiện hơn 10 triển lãm cá nhân, hơn 30 triển lãm nhóm tại Việt Nam và quốc tế. Ông nhận được nhiều giải thưởng mỹ thuật; tác phẩm thuộc sưu tập tư nhân ở khoảng 20 nước và góp mặt trong một vài bảo tàng quốc gia như Việt Nam, Singapore…

Nhà sưu tập Yukio Ogushi (Nhật Bản), bạn thân của họa sĩ Lê Thánh Thư, đã từng nhận xét: "Lê Thánh Thư đã liên tục thay đổi. Từ 2 triển lãm ở Tokyo năm 1999 đến nay, cách vẽ của anh đã không dừng lại. Nó khiến người theo dõi công việc của họa sĩ luôn phải bất ngờ".

Có thể nói, chính việc sưu tập, tin yêu và khích lệ của vài người bạn thân thiết trong hội họa mà ông đã vững tin hơn trong việc vẽ, rồi sống được với nghề.

"Những tác phẩm của Lê Thánh Thư phản ánh sự thay đổi nhanh chóng của văn hóa Việt Nam, sự toàn cầu hóa và những thách thức trước cuộc sống ngày càng phức tạp. Đây là loạt tranh vẽ về sự thay đổi của Việt Nam trong giai đoạn đầu của chính sách mở cửa và không gian sống của con người trong kết quả của sự phát triển đô thị" - nhà phê bình Helène H, người Hà Lan, từng phân tích.

Theo NLD