Phụ nữ mọc lông rậm cần chú ý các vấn đề sức khỏe sau

Cơ thể mọc nhiều lông còn gọi là chứng rậm lông, bệnh chiếm khoảng 10% ở tuổi sinh sản. Điều này không chỉ khiến phụ nữ mặc cảm về cơ thể mà còn ẩn chứa nhiều căn bệnh nguy hiểm.

phu-nu-moc-long-ram-can-chu-y-cac-van-de-suc-khoe-sau

Dù muốn hay không, tất cả chúng ta đều có lông trên cơ thể. Điều đó rất bình thường, không có gì đáng lo lắng. Nhưng có nhiều trường hợp, cơ thể mọc nhiều lông hay còn gọi là chứng rậm lông ở phụ nữ được định nghĩa là sự mọc lông thái quá do ảnh hưởng của nội tiết tố nam (androgen). Thông thường việc này không ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em, nhưng nó có tác động nhiều về mặt tâm lý, khiến họ mặc cảm. Một số vị trí lông mọc rậm trên cơ thể có thể tố cáo vấn đề sức khỏe của bạn.

phu-nu-moc-long-ram-can-chu-y-cac-van-de-suc-khoe-sau

Theo Health, cơ thể nam giới nhiều lông dày rậm chứng tỏ là người khỏe mạnh nhưng phụ nữ thì ngược lại, rất có thể, họ đã mắc phải một loại bệnh nguy hiểm nào đó.

Di truyền

phu-nu-moc-long-ram-can-chu-y-cac-van-de-suc-khoe-sau

Các nhà nghiên cứu khẳng định, tình trạng lông mọc rậm cũng có liên quan đến yếu tố di truyền. Thế nên phụ nữ có lông tay chân dài, đen và cứng hoặc ở những bộ phận chỉ nam giới mới có như mép, cằm, giữa ngực, đùi, quanh vú… cũng có thể là do di truyền, không có gì quá lo lắng.

Dân tộc

Nghiên cứu này cho thấy các nhóm dân tộc khác nhau ít nhiều có khả năng gây ra tình trạng mọc lông rậm. Phụ nữ ở khu vực Địa Trung Hải và Trung Đông có nhiều khả năng mắc tình trạng này.

Mất cân bằng nội tiết tố  

phu-nu-moc-long-ram-can-chu-y-cac-van-de-suc-khoe-sau

Sự tăng trưởng đột ngột của lông trên cơ thể có thể là do mất cân bằng nội tiết tố nam. Cả nam và nữ đều có những hormone này và nữ thường có nội tiết nam ở mức tương đối thấp. Nếu mức testosterone của bạn tăng lên, cơ thể bạn có quá nhiều nội tiết tố nam, dẫn đến tình trạng lông mọc rậm hơn. Một tình huống khác dẫn đến kết quả tương tự là giảm nồng độ estrogen, có thể là kết quả của thời kỳ mãn kinh.

Rối loạn tuyến thượng thận

phu-nu-moc-long-ram-can-chu-y-cac-van-de-suc-khoe-sau

Các tuyến thượng thận nằm phía trên thận. Nếu tuyến thượng thận không hoạt động đúng cách, cơ thể sẽ bị mất cân bằng nội tiết tố và khiến lông phát triển quá mức trên cơ thể. Các triệu chứng khác của vấn đề tuyến thượng thận như: huyết áp cao, tăng cân ở phần trên cơ thể. lượng đường trong máu quá thấp hoặc quá cao, nhức đầu, yếu cơ....

Hội chứng buồng trứng đa nang

phu-nu-moc-long-ram-can-chu-y-cac-van-de-suc-khoe-sau

Người mắc bệnh buồng trứng đa nang có 2 triệu chứng tiêu biểu là rối loạn kinh nguyệt và rậm lông. Các nang trứng sẽ tích tụ dần nội tiết tố, làm thay đổi đáng kể tình trạng nội tiết ở người phụ nữ. Nồng độ hormone nam trong cơ thể tăng lên, khiến lông phát triển giống như nam giới (mọc ria mép, lông mày rậm, lông chân, lông bụng nhiều....). Do nồng độ hormone nữ cũng rất cao nên bệnh nhân vẫn có nhu cầu và khả năng về chuyện ấy như bình thường.

Tăng trưởng mô bất thường

phu-nu-moc-long-ram-can-chu-y-cac-van-de-suc-khoe-sau

Nếu bệnh rậm lông xuất hiện rất đột ngột, chỉ sau vài tháng, bạn nên đi khám bác sĩ. Sự tăng trưởng lông bất thường này là dấu hiệu của sự gia tăng mức testosterone và có thể là kết quả của sự tăng trưởng bất thường của mô, thậm chí là một khối u. Điều này không phổ biến lắm, nhưng nếu những thay đổi xảy ra nhanh như vậy, thì bạn nên kiểm tra.

Trong trường hợp cơ thể mọc nhiều lông được xác định là vấn đề bệnh lý thì phải chữa dứt điểm các bệnh bên trong trước. Chị em nên đến khoa nội của các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất và có hướng điều trị cụ thể, tuyệt đối không tự ý chữa trị hoặc tự kê đơn thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nguồn Brightside

Theo Bestie