Phát hiện cơ sở trộn lưu huỳnh vào riềng xay sẵn, chuyên gia cảnh báo nguy hại của thực phẩm chứa lưu huỳnh

Theo đó, cơ sở sản xuất này đã sử dụng chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là lưu huỳnh (diêm sinh) và chất tạo màu vàng không có nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ để trộn vào thực phẩm là củ riềng đã được xay nhỏ.Theo đó, cơ sở sản xuất này đã sử dụng chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là lưu huỳnh (diêm sinh) và chất tạo màu vàng không có nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ để trộn vào thực phẩm là củ riềng đã được xay nhỏ.

Trộn lưu huỳnh, chất tạo màu vàng không rõ nguồn gốc vào riềng xay nhỏ đem bán

Mới đây, tổ công tác của Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp với Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương), Công an xã Tiền Tiến kiểm tra cơ sở sản xuất riềng xay của một hộ gia đình và phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

phat-hien-co-so-tron-luu-huynh-vao-rieng-xay-san-chuyen-gia-canh-bao-nguy-hai-cua-thuc-pham-chua-luu-huynh
Cơ sở sản xuất này đã sử dụng chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là lưu huỳnh (diêm sinh) và chất tạo màu vàng không có nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ để trộn vào thực phẩm là củ riềng đã được xay nhỏ. (Ảnh: TTXVN)

Theo đó, cơ sở sản xuất này đã sử dụng chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là lưu huỳnh (diêm sinh) và chất tạo màu vàng không có nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ để trộn vào thực phẩm là củ riềng đã được xay nhỏ. Lực lượng chức năng đã phát hiện 500kg củ riềng; 400kg củ riềng đã rửa sạch và đang ủ lưu huỳnh; 400kg riềng thành phẩm đã xay nhỏ và được trộn bột màu vàng.

Trước cơ quan điều tra, bước đầu, chủ cơ sở khai nhận sản xuất riềng xay để bán tại chợ Hội Đô, thành phố Hải Dương. Cơ quan chức năng đã lập biên bản, niêm phong toàn bộ tang vật và gửi mẫu đi phân tích tại Trung tâm dịch vụ Khoa học kỹ thuật – Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để làm căn cứ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đây là vụ sử dụng lưu huỳnh đầu tiên được phát hiện dịp trước năm mới, lên tiếng cảnh báo mọi người cần hết sức chú ý để tránh gây tổn hại sức khỏe.

phat-hien-co-so-tron-luu-huynh-vao-rieng-xay-san-chuyen-gia-canh-bao-nguy-hai-cua-thuc-pham-chua-luu-huynh

Trước cơ quan điều tra, bước đầu, chủ cơ sở khai nhận sản xuất riềng xay để bán tại chợ Hội Đô, thành phố Hải Dương.

Cẩn trọng với thực phẩm chứa lưu huỳnh , đảm bảo vệ sinh an toàn dịp Tết

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), vào thời điểm sắp đến Tết cổ truyền như hiện nay, các mặt hàng được bày bán cũng nhiều hơn, rất khó kiểm soát hết các loại hàng hóa để loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng. Nguy cơ sử dụng thực phẩm chứa lưu huỳnh rất cao, dù là tẩm vào trong quá trình sấy khô như làm măng khô hay thậm chí trộn trực tiếp cho màu đẹp mắt, đỡ tốn thực phẩm như trong trường hợp trên.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh, thực tế thì lưu huỳnh hoàn toàn được sử dụng trong công nghệ bảo quản thực phẩm nói chung. Đây là loại nhiên liệu dùng để sấy măng được tổ chức y tế thế giới WHO công nhận sử dụng trong bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên phải ở liều lượng cho phép.

phat-hien-co-so-tron-luu-huynh-vao-rieng-xay-san-chuyen-gia-canh-bao-nguy-hai-cua-thuc-pham-chua-luu-huynh

Thực tế thì lưu huỳnh hoàn toàn được sử dụng trong công nghệ bảo quản thực phẩm nói chung.

Nếu vượt quá ngưỡng, lưu huỳnh có thể gây tổn hại sức khỏe chúng ta. Và điều này thực sự khó kiểm soát khi làm thủ công cũng như những gian thương muốn thực hiện hình thức gian lận thương mại, bất chấp ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Theo khuyến cáo mà WHO đưa ra tỉ lệ lưu huỳnh không được vượt quá 20 miligam/1 kg sản phẩm. Nhưng vì chạy theo lợi nhuận cũng như nhu cầu cận tết tăng cao, một số cơ sở có thể không màng tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo đó, người tiêu dùng sử dụng thực phẩm có chứa lưu huỳnh ở nồng độ cao, lâu dài có thể bị tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi, ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch nói chung. Ngoài ra, chúng có thể làm suy giảm thị lực, gây tổn thương mắt, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết và ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Bạn cũng có nguy cơ bị tốn thương phổi, mắt, thậm chí gây nhiễm độc máu, suy thận…

phat-hien-co-so-tron-luu-huynh-vao-rieng-xay-san-chuyen-gia-canh-bao-nguy-hai-cua-thuc-pham-chua-luu-huynh

vượt quá ngưỡng, lưu huỳnh có thể gây tổn hại sức khỏe chúng ta.

Chuyên gia khuyến cáo, ở phương diện sản xuất thủ công thì hàm lượng tuân thủ liều lượng của người dân không thể kiểm soát. Do đó, điều quan trọng nhất vẫn là chọn mua thực phẩm uy tín, có đầy đủ nhãn mác đề rõ nguồn gốc xuất xứ. Đối với việc trộn trực tiếp lưu huỳnh vào củ riềng, đây là hành động gian lận, không được tiêu thụ sản phẩm trộn hóa chất kiểu này vì quá nguy hiểm cho sức khỏe. Để loại trừ việc mua nhầm, bạn có thể nhận biết bằng cách nhìn bằng mắt thường nếu màu quá vàng óng, đẹp mắt và mở ra ngửi thấy mùi hắc bất thường.

Còn về vấn đề xông khí lưu huỳnh trong thực phẩm thì trước nay chúng ta vẫn làm với những sản phẩm đồ khô như măng khô, miến, các loại nấm hương, mộc nhĩ… và cũng không cần phải lo lắng quá.

"Lưu huỳnh hoàn toàn có thể tan trong nước hoặc bay hơi, vì vậy chỉ cần người tiêu dùng ngâm, rửa sạch, đổ ngập nước ngâm bằng nước ấm hoặc nước vo gạo trong vòng một đêm, đem luộc măng rồi thay nước 2-3 lần, mỗi lần 30 phút, mở nắp khi luộc thì không cần phải lo lưu huỳnh đi vào cơ thể khi ăn uống", ông Thịnh nói. Tất nhiên vẫn phải lựa chọn sản phẩm có thương hiệu, tránh rủi ro tối đa cho sức khỏe.

Theo Trí thức trẻ