PepsiCo Việt Nam đóng chai Aquafina bằng nước giếng

Theo báo cáo kiểm tra, chi nhánh Công ty PepsiCo Việt Nam tại Bắc Ninh đã sử dụng nguồn nước ngầm (nước giếng) để sản xuất sản phẩm nước uống đóng chai.

Aquafina Mỹ dùng nước lã đóng chai, tại Việt Nam thì sao?Pepsi, Coca Cola thừa nhận dùng nước lã đóng chai Aquafina, DasaniCoca Cola, Pepsi nghi chứa chất gây ung thư: Chờ kết luận từ Cục ATTP

Cuối tháng 10/2015, thông tin sản phẩm nước khoáng Aquafina tại Mỹ được sản xuất từ nước máy công cộng thu hút lớn sự quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam.

Theo đó, Hãng tin ABC News của Mỹ cho biết, hãng nước khoáng Aquafina (thuộc Tập đoàn Pepsico) đã buộc phải ghi rõ thêm dòng chữ P.W.S (Public water source - nguồn nước công cộng) trước sức ép của cơ quan Tiêu chuẩn trách nhiệm để hạn chế những hành động tiếp thị gây hiểu nhầm.

Người tiêu dùng Việt Nam lo lắng trước thông tin nước đóng chai Aquafina và Dasani lấy từ nguồn nước công cộng Ảnh minh họa. Nguồn Kalbhi.

Động thái này cũng đồng nghĩa với việc Aquafina thừa nhận rằng các sản phẩm của họ có nguồn gốc từ nước lã công cộng giống như nước được lấy ra từ vòi nước trong nhà tắm hay nhà bếp. 

Điều đó có nghĩa là chúng không khác gì so với nước vòi thông thường, nhưng giá bán lại đắt hơn 2.000 lần so với nước vòi.

Tại Việt Nam, Aquafina chiếm khoảng 30% thị phần nước đóng chai. Sau những thông tin trên, người tiêu dùng băn khoăn đặt ra câu hỏi sản phẩm Aquafina tại Việt Nam được sản xuất như thế nào?

Nhằm giải đáp câu hỏi này, mới đây Cục An toàn thực phẩm phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế, Sở Y tế các địa phương cùng kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm 4 nhà máy trên khắp cả nước của Công ty Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, TS. Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết: Xuất phát từ đề nghị của doanh nghiệp và lo lắng của người tiêu dùng cơ quan chức năng đã đề nghị kiểm tra 4 nhà máy của hãng này tại Bắc Ninh, TP.HCM, Đồng Nai và Cần Thơ. 

Theo báo cáo kiểm tra tại Bắc Ninh (Khu công nghiệp VSIP – Phù Chẩn, huyện Từ Sơn), chi nhánh Công ty PepsiCo Việt Nam tại đây đã sử dụng nguồn nước ngầm (nước giếng) để sản xuất sản phẩm nước uống đóng chai, 2 nguồn nước này do Khu công nghiệp VSIP cung cấp theo các chứng nhận của Bộ Tài nguyên Môi trường cấp. 

Về nội dung ghi nhãn sản phẩm, theo Cục An toàn thực phẩm các sản phẩm sản như nước uống đóng chai Aquafina, nước giải khát có gas Pepsi dạng thủy tinh… doanh nghiệp đều chấp hành ghi nhãn phù hợp với nhãn trong hồ sơ được Cục An toàn thực phẩm xác nhận.

Trước đó, theo đánh giá của Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA), nước đóng chai có thể chứa một lượng nhỏ vừa phải các chất gây ô nhiễm dẫn đến những rủi ro về sức khỏe. 

EPA phân tích, có hai loại nước đóng chai: Loại được sử dụng lại từ nguồn nước máy và loại có nguồn gốc từ nước tự nhiên. 

Loại thứ nhất mua từ nguồn cung cấp nước của một thành phố, được làm sạch và đóng chai bởi các nhà sản xuất, vì thế có thể chứa một số chất gây ô nhiễm do chỉ là nước trên bề mặt. Nói cách khác, nguồn nước này có thể đến từ cống dẫn nước lộ thiên, bể chứa, nước từ tuyết tan ra hoặc bất kỳ loại nước nào có nguồn gốc từ bề mặt của đất.

Loại thứ hai có nguồn gốc tự nhiên như một con suối nằm dưới lòng đất. Đây là nước đóng chai cần lựa chọn vì đến từ những khu vực rất xa hoặc vùng đất được bảo vệ tốt. Thông thường, nước có chứa các chất khoáng vi lượng tự nhiên lành mạnh như canxi và kali. 

Nước từ suối tự nhiên không nhất thiết phải tinh khiết 100% nhưng ít có khả năng bị ô nhiễm bởi những bất cứ chất gì do con người tạo ra. Tuy vậy, nước suối chảy luôn di chuyển nên nếu thượng nguồn bị ô nhiễm thì tạp chất dư thừa có thể ảnh hưởng đến hạ nguồn.

Từ đánh giá của EPA và báo cáo kiểm tra có thể thấy nguồn nước để PepsiCo Việt Nam sản xuất nước đóng chai là nguồn giếng khoan tại Khu công nghiệp VSIP – Phù Chẩn, huyện Từ Sơn, nguồn nước vẫn có thể có nguy cơ nhiễm các tạp chất hóa học từ khu công nghiệp ngấm vào đất nếu không xử lý tốt. 

Nguồn nước ngầm được cho là đảm bảo phải được khai thác ở vùng đất xa khu dân cư, vùng thượng nguồn, bởi ở đây nguồn nước ít bị tác động bởi những thứ gì do người tạo ra.

Theo Mai Anh (GDVN)