Nói chuyện thân thiết với con: Chuyện tưởng dễ nhưng đảm bảo không phải cha mẹ nào cũng biết cách

Nếu bạn đang loay hoay để có một cuộc nói chuyện thân thiết với con mìn thì hãy thử 5 kỹ thuật này.

noi-chuyen-than-thiet-voi-con-chuyen-tuong-de-nhung-dam-bao-khong-phai-cha-me-nao-cung-biet-cach

Khi trẻ em trở về nhà từ trường học, hoặc các trại nghỉ qua đêm, nhà bạn bè hoặc những nơi khác không có cha mẹ, thông thường các bậc cha mẹ sẽ hỏi xem "Ngày hôm nay của con như thế nào?". Câu trả lời mà họ nhận được thường ngắn gọn như "tốt" hoặc là có hoặc không.

Vậy làm thế nào bạn có cuộc nói chuyện thực sự thân thiết với trẻ để biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng?

1. Không chờ đến khi về nhà – hãy đặt câu hỏi trong xe

Khi bạn lái xe đưa trẻ đến trường hoặc nhà của một người bạn, đó là khi chúng mở lòng với bố mẹ nhiều nhất. Tiến sĩ Laura Markham, nhà tâm lý học lâm sàng, gợi ý rằng, trẻ em có nhiều khả năng trả lời những câu hỏi "trong một bối cảnh bất ngờ"

Đi xe và nói chuyện không có gì mới, nhưng tình huống này không cần tiếp xúc bằng mắt khiến trẻ không cảm thấy bị áp lực từ bố mẹ. Thật dễ dàng để mở lòng về cuộc sống khi trẻ có ít áp lực hơn.

2. Không đặt câu hỏi với một câu trả lời

Tiến sĩ Markham nói nên đặt câu hỏi tập trung. Hãy cụ thể. Các câu hỏi rộng sẽ nhận được câu trả lời rộng. Một ngày học của trẻ dài khoảng sáu hoặc bảy giờ, chúng rất mệt mỏi, và đôi khi bị đói. Bằng cách đưa ra một câu hỏi cụ thể, chúng sẽ dễ dàng trả lời chi tiết cụ thể.

Hãy thử hỏi những điều vui nhất hoặc tệ nhất trong ngày của trẻ. Hỏi chúng đã chơi với ai hay ăn trưa cùng ai. Hãy hỏi môn học yêu thích của trẻ hay hoạt động trẻ yêu thích là gì và tại sao. Những câu hỏi và câu trả lời này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những gì đang xảy ra với con bạn - những gì trẻ quan tâm hay bạn bè trẻ chơi cùng.

3. Quan sát con

Trẻ em không phải lúc nào cũng dễ dàng mở lòng. Tiến sĩ Markham đưa ra lời khuyên: "Nếu con của bạn không mở lòng khi nói chuyện, hãy chú ý đến những gì chúng nói với bạn và bạn có thể nói với con.

"Con có vẻ mệt, mẹ tự hỏi con có muốn đi học không?”, “Đây là một tình huống nhạy cảm, mẹ tự hỏi con có thể làm gì bây giờ?”, “Có cách nào để làm nó tốt hơn không?"…

Đây là những câu hỏi đơn giản mà một đứa trẻ có thể sẵn lòng mở ra. Đôi khi một sự thúc đẩy nhẹ nhàng vào cuộc đàm thoại có thể giúp ích rất nhiều.

4. Để ý giọng điệu của bạn, không giảng bài hoặc phản ứng thái quá

Đôi khi trẻ em chỉ cần nói những vấn đề của chúng hơn là phải nghe dạy bảo. Nếu có một vấn đề thực sự, bạn có thể cho trẻ một số hỗ trợ để giúp chúng giải quyết vấn đề. Bạn có thể hỏi chúng cảm thấy thế nào về một tình huống nhất định và kế hoạch tiếp theo của chúng là gì hoặc chúng muốn sửa nó như thế nào. Hãy để chúng tìm ra giải pháp riêng của mình sẽ giúp chúng cảm thấy tự tin hơn trong khả năng tự mình giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, khi chúng ta hướng dẫn trẻ em giải quyết các tình huống khó khăn hoặc lắng nghe một cách chăm chú khi chúng nói, chúng cảm thấy có giá trị, lời nói của chúng là quan trọng, ít nhất là với bạn.

5. Nghe và lặp lại

Cuộc sống bận rộn đến mức đôi khi chúng ta không để ý trẻ con nói gì. Điều này dẫn đến trẻ cảm thấy chúng không có giá trị.

Trẻ cần biết chúng ta lắng nghe chúng. Tiến sĩ Markham nói, "Nhận ra những lời của trẻ bằng cách lặp lại và thừa nhận những cảm xúc của chúng bằng cách cộng hưởng trong phản ứng của bạn”. Nếu con bạn nói: " Con ghét giáo viên đó”, bạn không cần phải đồng ý, thay vì thế hãy nói “Có vẻ như con không thích cô Jones nhỉ? "

Đừng cố giải quyết vấn đề hộ trẻ. Chúng muốn và cần tìm giải pháp riêng của mình. Hãy để chúng nói chuyện và thừa nhận những gì chúng nói.

Nếu bạn không lái xe đưa con từ trường về, hãy tìm thời gian khác hoặc không gian khác. Lái xe đến cửa hàng tạp hóa, đi dạo hoặc ngồi trên một hiên nhà với nhau có thể hiệu quả. Lúc đầu, cuộc trò chuyện có thể khó khăn, nhưng khi bạn nói chuyện thường xuyên, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ phát triển.

Theo GiaDinh