Những thực phẩm quen thuộc hàng ngày dễ chứa chất độc aflatoxin

Thực phẩm là sản phẩm nuôi sống con người nhưng nó cũng dễ gây ngộ độc dẫn tới tử vong nếu thực phẩm đó chứa chất aflatoxin.

Aflatoxin là độc tố vi nấm được sản sinh tự nhiên do một số loài aspergillus phát triển trên các loại hạt ngũ cốc, các hạt có dầu và các sản phẩm củ.

Khi nhìn bằng mắt thường, nấm aspergillus thường biểu hiện là màu xanh lá cây, aspergillus sản sinh aflatoxin không mùi, không vị, không màu và có thể chịu được nhiệt độ lên tới 280 độ C. Vì vậy phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể tiêu diệt hoàn toàn độc tính của nó, một khi aflatoxin xuất hiện, gần như rất khó loại bỏ.

Aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh, hấp thu qua đường tiêu hoá. Độc tính aflatoxin tương đương gấp 10 lần lượng kali xyanua và gấp 68 lần so với asen. Nếu hấp thu 2,5mg aflatoxin trong 89 ngày sẽ thấy xuất hiện ung thư gan sau một năm. Liều gây ung thư của aflatoxin thấp hơn 1000 lần so với các phẩm màu azoic, đặc biệt là đối với ung thư gan.

Ngoài việc dẫn đến ung thư gan, aflatoxin còn gây ung thư dạ dày, ung thư thận, ung thư trực tràng, ung thư vú, buồng trứng, ruột non, cũng có thể gây dị dạng, đột biến, quái thai. 

Các triệu chứng ngộ độc aflatoxin thường là sốt, nôn mửa, chán ăn, vàng da, bụng trướng nước, phù chi dưới và các triệu chứng khác, trong trường hợp nặng có thể gây suy gan và tử vong. Vậy đâu là những loại thực phẩm tiềm ẩn chất độc khủng khiếp này. 

nhung-thuc-pham-quen-thuoc-hang-ngay-de-chua-chat-doc-aflatoxin

 Chất độc aflatoxin gây ung thư có trong nhiều loại thực phẩm cần tránh dùng. Ảnh minh họa

Mộc nhĩ ngâm lâu ngày

Theo các chuyên gia, mộc nhĩ chứa nhiều đạm và xenlulo, không độc, sau thời gian ngâm nước lâu ngày có thể bị biến chất và sinh ra các độc tố sinh học tương tự, hoặc sinh ra các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, nấm.

Hạt đắng

Nếu ăn hạnh nhân, hạt dưa, hướng dương,... mà có ví đắng phải nôn ra và súc miệng kịp thời, vì vị đắng của các loại hạt này là do độc tố aflatoxin sinh ra trong quá trình ẩm mốc, nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Ngô mốc

Aflatoxin ẩn chứa trong thực phẩm bị mốc. Gạo, kê, đậu mà chúng ta thường ăn, đặc biệt là trong môi trường nhiệt độ cao và ẩm ướt, sẽ rất dễ bị nấm mốc và sinh ra chất độc.

Gạo mốc, hỏng

Đừng nghĩ rằng có thể thả lỏng cảnh giác khi cơm đã được nấu chín, vì gạo bị hỏng cũng là thứ dễ sản sinh aflatoxin nhất.

Lạc bảo quản lâu

Aspergillus flavus dễ sinh sản trong các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, chẳng hạn như đậu phộng và ngô. Tinh bột có thể sinh ra nấm Aspergillus flavus, gây ung thư gan, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao.

Dầu tự ép trong các xưởng nhỏ

Nếu một số loại cây có dầu như đậu phộng và ngô bị mốc trong quá trình bảo quản, aflatoxin có thể mang theo trong dầu chiết xuất. Tuy nhiên, một số xưởng ép dầu nhỏ hoặc máy ép dầu gia đình thì quy trình đơn giản, thiếu quy trình loại bỏ các chất độc hại và không thể lọc lại nguyên liệu nên dễ chứa độc tố.

Cách phòng tránh hiệu quả

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu thực phẩm đã bị nấm, mốc thì không tiếp tục dùng vì trong thực phẩm mốc có chứa vi nấm. Nhiều người thấy gạo, đậu, bánh,… bị mốc nhưng tiếc không bỏ đi mà đem phơi khô để ăn tiếp, với suy nghĩ phơi qua nắng nấm mốc sẽ bị tiêu diệt hoặc tìm cách khắc phục và dùng bình thường.

Nhưng, thực chất dù có rửa sạch, phơi khô và nấu chín ở nhiệt độ rất cao thì các độc chất trong vi nấm vẫn còn tồn tại. Do đó, tốt nhất không nên tiếc rẻ giữ lại ăn mà nên bỏ đi, tránh gây hại cho sức khỏe.

Ngoài ra nên thêm một lượng nhỏ muối ăn vào dầu đậu phộng và khuấy trong 10-20 giây trước khi xào nấu thức ăn. Điều này có thể loại bỏ hầu hết aflatoxin trong dầu đậu phộng, vì muối có thể trung hòa và loại bỏ aflatoxin.

Nên ăn nhiều rau xanh bởi chất diệp lục và các chất khác trong rau xanh có thể làm giảm độc tính của chất gây ung thư aflatoxin và làm giảm sự hấp thụ aflatoxin của cơ thể. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng rau bina, bông cải xanh, cải bắp và các loại rau xanh khác rất giàu chất diệp lục.

Theo VietQ