Những thói quen tốt cha mẹ cần rèn cho trẻ khi còn tiểu học

Ở độ tuổi tiểu học trẻ bắt đầu hình thành những thói quen, kỹ ăng đầu đời vì thế đây là giai đoạn cha nẹ cần dạy cho bé những thói quen lành mạnh, cách vui chơi an toàn.

Rèn cho trẻ thói quen biết sắp xếp

Những ngày đầu đến trường, cha mẹ có thể sắp xếp cặp xách thay cho con nhưng dần dần về sau, hãy hướng dẫn trẻ cách tự sắp xếp để cặp sách luôn gọn gàng, sạch sẽ và chỉ đựng những thứ cần thiết. Đối với sách vở, dù trẻ chưa biết đọc nhưng vẫn phân biệt được sách, vở nào của môn gì bằng các hình vẽ và ký hiệu.

nhung-thoi-quen-tot-cha-me-can-ren-cho-tre-khi-con-tieu-hoc

Thường xuyên tâm sự, hướng dẫn, rèn con sự tự lập, biết sắp xếp khi lên bậc tiểu học (Ảnh minh họa)

Chú ý nên luyện cho con thói quen chuẩn bị sách vở ngay từ tối hôm trước để sáng hôm sau không bị cuống và muộn giờ học.

Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân

Mặc dù ở cấp mầm non, trẻ cũng cần được rèn luyện thói quen này, nhưng khi đó, trẻ sẽ được rèn dưới sự hỗ trợ, kèm cặp của người lớn. Bước vào bậc tiểu học, trẻ sẽ bước ra môi trường rộng lớn hơn, vì thế cha mẹ cần rèn trẻ tự lập làm việc này. Hãy bắt đầu bằng cách sử dụng các chiến lược cơ bản, điều này giúp con bạn luôn khỏe mạnh và sạch sẽ.

Bàn tay là nơi phát tán vi khuẩn nhiều hơn bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Do đó rửa tay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh, đặc biệt cần thiết khi trẻ thường dùng tay bẩn để bốc thức ăn và hầu như không ý thức về việc phải rửa tay trước.

Dạy trẻ luôn ghi nhớ việc rửa tay:

 Trước khi cầm đồ ăn vặt và trước các bữa ăn

 Trước và sau khi chế biến thức ăn

 Trước khi chạm vào em bé sơ sinh hoặc em bé mới tập đi

 Sau khi chơi ở ngoài vườn

 Sau khi sử dụng nhà vệ sinh

 Sau khi chơi cùng động vật nuôi

 Sau khi vứt rác

 Sau khi đổi và dọn chuồng của động vật nuôi.

 Sau khi lấy hỉ mũi và hắt hơi

Hãy dạy trẻ cách thoa kỹ, chà và rửa tay trong 15 giây hoặc lâu hơn thế. Sau đó, trẻ cần phải dùng 1 chiếc khăn sạch để lau khô tay.

Dạy trẻ thói quen kiên trì

Khi đi học tiểu học, trẻ sẽ “vấp” phải một số “khó khăn” đòi hỏi thời gian dài mới vượt qua được như: học đọc, học viết, làm văn, giải toán, học thuộc lòng…

Cha mẹ hãy luôn ở bên cạnh và động viên trẻ trong giai đoạn này, đồng thời là một người đồng hành mẫn cán giúp trẻ hiểu được có những việc cần đến lòng kiên trì và sự tích lũy dần dần từ ngày này qua ngày khác mới thành công được.

Trẻ cần được dạy cách tôn trọng người khác

Khi đến trường, trẻ được sống trong tập thể và buộc phải quen dần với với hoàn cảnh mới mà trong đó mình không phải là duy nhất, được cưng chiều nhất.

Ngoài ra, trẻ cũng được dạy về sự lễ phép với người lớn, ra vào lớp phải xin phép, gặp thầy cô giáo phải chào, khi nói chuyện với thầy cô cũng phải thưa gửi đàng hoàng… Điều này có tác dụng rất tốt đến tâm tính của trẻ, khiến một số trẻ trở nên ngoan hơn, về nhà có thói quen chào hỏi và biết lễ phép với người lớn hơn.

Theo GiaDinhVietNam