Những thói quen đầy nguy hại ai cũng mắc phải khi dùng điện thoại

Ngày nay điện thoại là vật dụng không thể thiếu đối với mỗi người. Tuy nhiên chính những thói quen sử dụng hàng ngày làm tác động xấu tới sức khỏe.

Điện thoại di động xuất hiện và bắt đầu thay đổi cuộc sống của rất nhiều người. Không thể phủ nhận điện thoại mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng từ nghe gọi, nhắn tin, mà trở thành vật dụng không thể thiếu, giúp người dùng từ học tập, làm việc, giải trí...

Tuy nhiên, điện thoại cũng gây hại nếu sử dụng không đúng cách, tạo thành những thói quen xấu, và gây hại trực tiếp cho sức khoẻ. Điều nguy hiểm đó là người dùng dẫu biết nhưng vẫn khó lòng từ bỏ những thói quen này.

nhung-thoi-quen-day-nguy-hai-ai-cung-mac-phai-khi-dung-dien-thoai

Thói quen dùng điện thoại gây hại sức khỏe nhiều người đang mắc. Ảnh minh họa 

Vừa sạc vừa sử dụng điện thoại

Thói quen vừa sạc vừa dùng điện thoại được xem là thói quen nguy hiểm nhất, đe dọa đến tính mạng của chính chủ nhân chiếc điện thoại. Việc vừa cắm sạc vừa sử dụng làm điện thoại nóng lên rất nhiều, ảnh hưởng đến bo mạch bên trong máy và nguy cơ gây cháy nổ rất cao. Hoặc khi sử dụng nếu nguồn điện bị rò rỉ hay chập chờn cũng là nguyên nhân bị giật điện. 

Sử dụng điện thoại lúc trời mưa bão

Nhiều chuyên gia khuyên rằng người dùng không nên dùng điện thoại di động dưới trời mưa bão, nhất là những khi có sấm sét bởi khi đó chiếc điện thoại sẽ trở thành một cột anten thu hút sét. Thực tế đã có khá nhiều trường hợp bị xét đánh khi đang sử dụng điện thoại dưới trời mưa hay ở gần khu vực đang có sấm sét kể cả khi đang ngồi trong nhà hay dưới vật che chắn.

Sử dụng điện thoại ở trạm xăng

Xăng dầu có hiện tượng bốc hơi sau đó biến thành khí gas tạo ra những ion tích điện lởn vởn trong không gian quay khu vực trạm xăng. Sóng điện thoại kết hợp với hơi xăng sẽ gây cháy nổ, điều này cực kì nguy hiểm đến tính mạng của bản thân lẫn những người xung quay. Vì thế, tốt nhất không nghe và sử dụng điện thoại tại trạm xăng.

Sử dụng điện thoại khi lái xe

Sử dụng điện thoại khi lái xe gây mất tập trung và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nại giao thông. Hãy tập thói quen dừng xe sau đó mới nghe điện thoại, hoặc đàm thoại bằng tai nghe.

Nằm ngủ với chiếc điện thoại kế bên

Một thói quen nhiều người mắc chính là nằm ngủ cạnh chiếc điện thoại. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây là một thói quen vô cùng có hại cho sức khoẻ. Về cơ bản điện thoại di động là một thiết bị phát và thu sóng điện từ. Một số nghiên cứu cho hay nếu đặt điện thoại quá gần giường ngủ trong một thời gian dài mà chưa tắt hẳn - hoặc chuyển về chế độ máy bay (ngắt sóng), chúng sẽ có tác động xấu tới não, phá vỡ chu kỳ tuần hoàn giấc ngủ, và thậm chí có thể gây ra bệnh ung thư.

Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại

Hầu hết điện thoại ngày nay đều có màn hình phát ra ánh sáng xanh, giúp hình ảnh rõ và sáng hơn, đặc biệt là khi dùng ngoài trời nắng. Nhưng vào ban đêm, bộ não của con người bị nhầm lẫn bởi ánh sáng xanh này, vì nó có các tính chất giống như ánh sáng mặt trời.

Ánh sáng xanh khiến não ngừng sản xuất Melatonin, một hormone giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ. Tiếp xúc lâu ngày, ánh sáng xanh còn gây ra hiện tượng đau đầu và giảm thị lực của mắt. Để giảm thiểu tác hại này, người dùng nên bật chế độ làm dịu mắt, với tác dụng lọc ánh sáng xanh, và có thể lên lịch tự động mỗi ngày.

Cố gắng sử dụng khi sóng yếu

Khi vào thang máy của toà nhà chung cư, hoặc xuống hầm để xe, đa số smartphone sẽ gặp tình trạng sóng yếu, thực hiện cuộc gọi một cách khó khăn, hay thậm chí mất hẳn cột sóng. Vào những lúc thế này, người dùng nên hạn chế sử dụng điện thoại vì chúng sẽ phát ra tín hiệu mạnh hơn mức bình thường để đón thêm sóng, một số nghiên cứu cho biết. Bên cạnh đó, điện thoại cũng sẽ nóng hơn, gây nguy hiểm khi sử dụng.

Tránh cầm điện thoại trực tiếp

Một điều tưởng như vô lý, nhưng lại trở nên rất thuyết phục nếu như bạn biết được mối liên hệ giữa điện thoại di động và bệnh ung thư, cụ thể là thông qua tín hiệu điện từ của chúng ở tần số 900 MHz.

Cụ thể theo một số nghiên cứu, tần số này khiến vỏ ngoài điện thoại nóng lên, và lớp da của chúng ta sẽ hấp thụ chúng từng chút, từng chút một mỗi khi tiếp xúc trực tiếp bằng tay, hoặc khi áp vào tai để nghe.

Mặc dù khoa học vẫn chưa chứng minh được tác hại của bức xạ tần số với cơ thể con người, nhưng thực tế cho thấy tỷ lệ hấp thụ giảm sẽ đáng kể khi chúng ta không tiếp xúc trực tiếp. Để làm điều này, người dùng có thể tham sử dụng tai nghe hoặc loa ngoài khi đàm thoại, để tránh tiếp xúc trực tiếp.

Sử dụng điện thoại quá lâu gây biến dạng cơ thể

Sử dụng điện thoại quá lâu, quá nhiều ở một tư thế sẽ gây ra nhiều tác hại tới cơ thể. Điển hình như một số trường hợp ghi nhận ngón tay bị cong vẹo, biến dạng, cứng khớp ngón tay, đau vai gáy, đau lưng,...

Nhiều tổ chức y tế cũng đã theo dõi và nhận thấy tư thế cúi đầu để sử dụng điện thoại nếu kéo dài lâu ngày có thể tạo tư thế cổ gập xuống, gây đau mỏi, khó cử động, và tác hại xấu tới cột sống, dây thần kinh.

Theo VietQ