Những nhóm người dễ gặp tác dụng phụ do ăn hạt chia không đúng cách

Hạt chia có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn hạt chia không đúng cách và ăn quá nhiều có thể gặp tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

1. Lợi ích tuyệt vời của hạt chia với sức khỏe

Hạt chia là loại hạt ăn được từ một loại cây thuộc họ bạc hà, được gọi là Salvia hispanica . Những hạt sẫm màu nhỏ bé này là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều chất xơ, protein, axit béo omega-3 và các hợp chất hoạt tính sinh học thiết yếu khác.

Ăn hạt chia có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe bao gồm giảm huyết áp, giảm viêm và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Với hàm lượng axit béo omega-3 cao, hạt chia được cho là có tác dụng thúc đẩy sức khỏe tim mạch bằng cách làm dịu chứng viêm. Chất xơ hòa tan trong hạt chia có thể giúp giảm cholesterol toàn phần và LDL (có hại) trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Đặc biệt, chất xơ và protein trong hạt chia giúp làm chậm quá trình tiêu hóa khiến chúng ta cảm thấy no lâu hơn. Vì vậy, đây là thực phẩm bổ sung có lợi cho người muốn giảm cân.

nhung-nhom-nguoi-de-gap-tac-dung-phu-do-an-hat-chia-khong-dung-cach

Hạt chia giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

 

2. Những rủi ro khi ăn quá nhiều hạt chia

Đối với hầu hết mọi người, hạt chia là một thực phẩm bổ sung phù hợp và bổ dưỡng cho một chế độ ăn uống cân bằng.

Tuy nhiên, một số người có thể gặp tác dụng phụ nếu ăn hạt chia không đúng cách, ăn quá nhiều hạt chia. Trong đó người bị dị ứng, mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và có vấn đề về tiêu hóa có nguy cơ cao hơn.

2.1. Hạt chia có thể gây dị ứng

Mặc dù có rất ít trường hợp được báo cáo về phản ứng dị ứng với hạt chia trong các tài liệu khoa học. Tuy nhiên, trên thực tế, một nghiên cứu năm 2019 đã tìm thấy thứ mà các nhà nghiên cứu cho là nguyên nhân gây dị ứng hạt chia đầu tiên. Người liên quan thực sự có tiền sử dị ứng với phấn hoa cỏ và lông mèo.

Cá nhân này bắt đầu ăn hạt chia hàng ngày để thử và giảm cholesterol trong máu, và sau 3 ngày, họ bị sốc phản vệ, nhưng sau đó đã bình phục.

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây tử vong. Nguồn thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm: Sữa, trứng, cá, động vật có vỏ, lúa mì, đậu nành, đậu phộng và hạt cây.

Hạt chia cũng có thể gây ra nhạy cảm chéo ở những người bị dị ứng hạt vừng. Điều này có nghĩa là những người đã bị dị ứng hạt vừng có thể bị dị ứng sau khi ăn hạt chia.

nhung-nhom-nguoi-de-gap-tac-dung-phu-do-an-hat-chia-khong-dung-cach

Ăn hạt chia giúp giảm cân.

2.2. Rủi ro với người bệnh đái tháo đường

Hạt chia có thể làm giảm lượng đường trong máu vì chúng chứa nhiều chất xơ. Chất xơ làm chậm quá trình hấp thu đường trong ruột, giúp ngăn ngừa sự gia tăng nhanh chóng và đáng kể lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, đối với một người mắc bệnh đái tháo đường, bác sĩ sẽ tính toán chính xác liều lượng insulin của họ để ngăn chặn sự tăng vọt và giảm đường huyết. Nếu người bệnh thường xuyên ăn hạt chia hoặc ăn nhiều có thể khiến lượng đường trong máu của họ giảm có thể gây mệt mỏi, hạ đường huyết.

2.3. Đối với người bệnh tăng huyết áp

Hạt chia cũng có thể làm giảm huyết áp. Điều này có thể là do những hạt nhỏ bé này là một nguồn giàu axit béo omega-3, hoạt động như chất làm loãng máu và giảm huyết áp. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ các lý thuyết này.

2.4. Vấn đề tiêu hóa

Hạt chia chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhiều chất xơ. Nếu ăn không đúng cách hoặc ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể khó phân hủy và tiêu hóa.

Chất xơ rất cần thiết cho sức khỏe, giúp thúc đẩy sự phát triển và hỗ trợ các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều chất xơ có thể gây ra vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy…

Bản chất của hạt chia là loại hạt ngậm nước, nở to ra nên làm đầy dạ dày tạo cảm giác no vì thế người giảm cân hay sử dụng. Tuy nhiên nếu không ngâm hạt chia hoặc ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng trướng bụng, đầy hơi, khó chịu dạ dày, đau dạ dày...

nhung-nhom-nguoi-de-gap-tac-dung-phu-do-an-hat-chia-khong-dung-cach

Ăn quá nhiều hạt chia có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa.

2.5. Có thể gây nghẹn

Hạt chia có khả năng hấp thụ gấp 10-12 lần trọng lượng của chúng ở dạng lỏng. Nếu chúng không được ngâm trước khi ăn, chúng có thể nở ra và gây tắc nghẽn, làm tăng nguy cơ mắc nghẹn.

3. Cách ăn hạt chia đúng tốt cho sức khỏe

Bất kể loại thực phẩm nào có tốt đến đâu nếu ăn quá nhiều cũng không tốt. Tốt nhất chúng ta nên ăn hạt chia với số lượng vừa phải, khoảng 1-2 thìa mỗi ngày. Bạn nên bắt đầu với một lượng nhỏ hạt chia, khoảng nửa thìa để kiểm tra thích ứng của hệ tiêu hóa. Sau đó có thể tăng dần lên.

Để hỗ trợ tiêu hóa tốt, chúng ta nên ngâm hạt chia trong nước trước khi ăn. Hoặc có thể xay hạt chia cũng là cách tốt thay vì ăn nguyên hạt. Khi đó, cơ thể có thể hấp thụ đầy đủ các lợi ích dinh dưỡng của hạt chia tốt hơn.

nhung-nhom-nguoi-de-gap-tac-dung-phu-do-an-hat-chia-khong-dung-cach

Nên ngâm hạt chia trong nước trước khi ăn.

Mọi người cũng có thể lựa chọn hạt chia đã nảy mầm. Hạt chia nảy mầm tối ưu tính khả dụng của của protein và làm tăng hàm lượng canxi tốt hơn.

Cách đơn giản nhất là pha hạt chia với nước lọc và uống bình thường hoặc trộn với sữa chua, sinh tố… Uống trước bữa ăn khoảng 30 phút giúp bạn có cảm giác no và ít thèm các món nhiều tinh bột và calo hơn.

Do axit béo omega-3 có trong hạt chia dễ bị biến đổi khi tác động với nhiệt độ cao nên tốt nhất nên ngâm hạt chia với nước lạnh hoặc nước hơi ấm vừa phải.

Những trường hợp dễ có nguy cơ cao như: cơ địa dị ứng, tăng huyết áp, đái tháo đường hay có bệnh lý về tiêu hóa nên thận trọng sử dụng hạt chia. Có thể lựa chọn các thực phẩm thay thế cho hạt chia bao gồm các loại thực phẩm giàu chất xơ khác như: rau, các loại đậu, các loại hạt, trái cây và ngũ cốc. Hạt lanh cũng là một thay thế tốt cho hạt chia vì nó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tương tự.

 

Theo GiaDinh