Những loại thực phẩm nếu sử dụng sớm muộn cũng bị mắc ung thư

TS Đáng,Nguyên Cục Trưởng Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh nếu dùng sản phẩm chứa DEHP, nước mắm có E105, mì tôm chứa E102 thì sớm muộn cũng bị mắc ung thư vú.

Những ngày Tết đang đến gần, vấn đề an toàn thực phẩm đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ. Thế nhưng, những loại thực phẩm đã và đang được làm giả, chứa các hóa chất độc hại, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư vẫn đang ngày ngày xuất hiện trong bữa ăn gia đình bạn.

Mới đây, tờ Trí thức trẻ trích lời ông Trần Đáng – Nguyên Cục trưởng cục an toàn thực phẩm đã đưa ra 30 chiêu thức làm giả thực phẩm và các thực phẩm chứa hóa chất độc hại khiến nhiều người tiêu dùng hoảng hốt. Bởi trong danh sách này, có rất nhiều những loại thực phẩm thiết yếu như nước mắt, mì chính,  mì tôm, thịt lợn, rau, gạo, bánh đa, miến, rượu…

TS Đáng nhấn mạnh nếu sử dụng các sản phẩm chứa DEHP và nước mắm có E105, mì tôm có chứa E102 thì sớm muộn cũng bị mắc ung thư vú.

Nước mắm là loại gia vị thiết yếu, quen thuộc của người Việt. Tuy nhiên, hiện nay, loại “nước mắm” được bán tràn lan trên thị trường, được gắn hàng loạt các nhãn, mẫu mã khác nhau đang khiến các chuyên gia băn khoăn, nên gọi đó là “nước chấm” hay “nước mắm”.

TS Đáng nhấn mạnh nếu sử dụng các sản phẩm chứa DEHP và nước mắm có E105, mì tôm có chứa E102 thì sớm muộn cũng bị mắc ung thư vú.

Cụ thể nước mắm cổ truyền là làm từ cá, muối, nước và cho lên men tự nhiên bằng cách ước theo một tỉ lệ cá và muối nhất định trong khoảng thời gian 1-1,5 năm cho tới khi các chất đạm trong cá được phân hủy hết rồi tăng thêm dần lượng muối để chắt nước cốt mắm.

Sau đó mới bổ sung nước để nấu lại để có được nước mắm hạng 2, hạng 3.  Đó là toàn bộ nguyên liệu để làm nên nước mắn. Và nước mắm thật không được có phẩm màu và chất ngọt tổng hợp, không được dùng chất sát khuẩn.

Nước mắm pha chế có chứa nhiều hóa chất độc hại đang được bày bán tràn lan trên thị trường

Trên thị trường những kiểu nước mắm pha chế chiếm trên thị trường tới 60-70%, còn nước mắm sản xuất kiểu cổ truyền cũng không có nhiều để bán. Cũng có nhiều hãng nước mắm chỉ dùng một phần nước mắm này rồi pha chế các chất tạo ngọt.

Chính việc pha chế  này khiến  màu sắc, mùi vị thay đổi buộc nhà sản xuất phải bổ sung các chất tạo màu, tạo mùi, đạm, chất điều vị (chất tạo ngọt, chất bảo quản), chất chống thối natripenzoat…vào trong sản phẩm nước mắm.

Đặc biệt, trong nhiều loại nước mắn hiện nay còn chứa  màu tổng hợp (HT155), đây là một loại phụ gia dùng trong sản xuất thực phẩm.

Tuy chưa có nghiên cứu nào phát hiện chất E155 gây tình trạng ung thư, nhưng một số thông tin cho rằng nó có thể gây dị ứng với người bị hen suyễn, ảnh hưởng đến những người dị ứng với aspirin, thậm chí gây dị ứng da.

Mỳ tôm có chứa E102 có nguy cơ gây ung thư

Nước giải khát, nước ngọt có chứa E102

Một loại thực phẩm được nhắc tới trong danh sách thực phẩm chứa hóa chất gây hại ở trên đó là mỳ tôm chứa E102. Theo đó, rất nhiều loại mì tôm ở Việt Nam có chứa phẩm vàng tổng hợp Tartrazine (ký hiệu E102). E102 là chất màu tổng hợp có màu vàng chanh, không chỉ được sử dụng phổ biến ở mì ăn liền mà còn có trong đồ uống, rượu, nước giải khát, snack v.v… Hiện dư luận đang e ngại trước thông tin mì ăn liền [[chứa E102]] (hay phẩm màu Tartrazine) có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với nam giới và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, như gây phản ứng hen, phát ban, phá hủy ADN...

Những nghiên cứu khoa học trên thế giới cho đã cho thấy ở lứa tuổi từ 3-9, nếu sử dụng liên tục sản phẩm thực phẩm có chứa E102 một thời gian dài, sẽ bị ảnh hưởng. Mà rõ nhất là tăng sự hiếu động, dễ cáu gắt, kém tập trung của trẻ và ảnh hưởng đến sinh lý của nam giới. Hiện nhiều nước vẫn sử dụng.

Theo Tường Vy (GDVN)