Những kiểu đau bụng thường gặp nhất, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân

Những cơn đau bụng đôi khi xuất hiện mà không có triệu chứng rõ ràng hay diễn ra ở mức đáng báo động nên khiến chúng ta dễ dàng bỏ qua. Tuy nhiên vị trí đau bụng góp phần giúp ta xác định vấn đề sức khỏe mà mình đang mắc phải.

Những cơn đau bụng đôi khi xuất hiện mà không có triệu chứng rõ ràng hay diễn ra ở mức đáng báo động nên khiến chúng ta dễ dàng bỏ qua. Tuy nhiên vị trí đau bụng góp phần giúp ta xác định vấn đề sức khỏe mà mình đang mắc phải.

Chia sẻ trên Tuổi Trẻ, ThS.BS Đoàn Văn Trân - khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Trưng Vương cho biết, đau bụng là cảm giác đau xảy ra ở bất cứ vị trí nào của vùng bụng tùy thuộc vào cơ quan nào bị tổn thương. Với từng trường hợp cụ thể, hiện tượng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn sức khỏe có vấn đề. Việc xác định vị trí đau ở vùng bụng có thể giúp người bệnh đoán được thực tế sức khỏe, đồng thời cũng hỗ trợ bác sĩ phát hiện nguyên nhân gây bệnh.

Trong y học "bụng" tức là nói về ổ bụng - là khu vực từ mũi ức xuống tận đáy chậu. Bụng gồm có 2 vùng chính là thượng vị (trên rốn, ngay dưới xưng ức) và hạ vị (dưới rốn). Ổ bụng gồm có các tạng cơ bản như dạ dày - tá tràng, gan, lách, tuỵ tạng, hệ thống mật (đường dẫn mật và túi mật), ruột (đại tràng, ruột non, mạc treo, trực tràng, hậu môn), hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang), với phụ nữ còn có tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo.

Các bác sĩ cho rằng, từ vị trí đau khác nhau sẽ cảnh báo, phản ánh tình trạng bệnh của mỗi người nên chúng ta cần phải phân biệt được. Dưới đây là cách đoán bệnh qua vị trí đau vùng bụng:

1. Đau bụng âm ỉ: 

nhung-kieu-dau-bung-thuong-gap-nhat-bac-si-chi-ra-nguyen-nhan

Nếu bị đau âm ỉ vùng trên của dạ dày hoặc bụng, đồng thời có cảm giác đầy hơi chướng bụng thì có nghĩa là trong dạ dày xuất hiện và tích tụ khí dư, kèm theo các triệu chứng như: đau quặn thắt từng hồi, ợ hoặc “xì hơi”.

Nguyên nhân:

Ăn nhanh nuốt lẹ, không nhai kỹ dễ gây ra những triệu chứng khó chịu ở vị trí đau bụng nêu trên. Ngoài ra, một số loại thực phẩm làm từ sữa, đậu và đồ uống có ga, bia khiến nhiều người bị đau bụng, đầy hơi.

Giải pháp

Để tránh bị đau bụng như vậy, tốt hơn hết là tiêu thụ ít thực phẩm và đồ uống được liệt kê ở trên. Cách chữa nhanh chóng nhất là uống một viên than hoạt tính hoặc một viên tinh dầu bạc hà.

2. Đau ở vùng dưới ngực hoặc vùng trên cùng của bụng: 

nhung-kieu-dau-bung-thuong-gap-nhat-bac-si-chi-ra-nguyen-nhan

Những cơn đau do chứng ợ nóng (trào ngược acid) gây ra. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy nóng rát cổ họng và cảm thấy mùi vị khó chịu xộc lên cổ họng.

Nguyên nhân: Nhiều loại thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng như đồ nhiều dầu mỡ và cay, rượu, hành sống hay đồ uống chứa caffein… Theo các chuyên gia, hút thuốc lá cũng khiến cho chứng ợ nóng ngày càng nặng hơn.

Giải pháp: Không ăn quá nhiều trong một bữa, giảm lượng thức ăn nhiều dầu mỡ. Tốt hơn là chia thành 5-6 bữa nhỏ thay vì 2-3 bữa ăn lớn hằng ngày. Ngoài ra, bạn nên cố gắng bỏ thuốc lá.

3. Đau dữ dội ở vùng bụng trên:

nhung-kieu-dau-bung-thuong-gap-nhat-bac-si-chi-ra-nguyen-nhan

Viêm loét có thể là lý do khiến bạn bị đau nhói ở bụng trên và dạ dày. Vết loét xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Các triệu chứng khác của viêm loét dạ dày là thay đổi khẩu vị, buồn nôn, đại tiện ra máu hoặc sẫm màu, sụt cân không rõ nguyên nhân…

Nguyên nhân: Việc bạn thường xuyên phải sử dụng thuốc aspirin, kể cả các loại thuốc chống viêm và hút thuốc, uống quá nhiều rượu cũng ảnh hưởng xấu đến dạ dày và gây viêm loét.

Giải pháp: Để ngăn ngừa viêm loét, bạn nên hạn chế rượu bia, thuốc lá, không nên tùy tiện uống thuốc giảm đau. Ngoài ra, cần một chế độ ăn kiêng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trộn với trái cây hoặc rau quả...

4. Bụng đau nhói và đầy hơi: 

nhung-kieu-dau-bung-thuong-gap-nhat-bac-si-chi-ra-nguyen-nhan

Nếu hệ thống tiêu hóa nhạy cảm, bạn có thể mắc hội chứng ruột kích thích dẫn đến hai khả năng: Hệ thống tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động rất nhanh và dẫn đến tiêu chảy, hoặc mọi thứ sẽ chậm lại và khiến bạn bị táo bón.

Nguyên nhân: Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây ra Hội chứng ruột kích thích nhưng một số bác sĩ thì cho rằng hội chứng này xảy ra do nhiều nguyên nhân kết hợp như rối loạn nhu động ruột và sự gián đoạn trong giao tiếp giữa não với đường tiêu hóa.

Giải pháp: Trong trường hợp này, bạn nên xem xét lại những thực phẩm thường khiến mình gặp vấn đề tiêu hóa và hạn chế ăn chúng để tránh các phản ứng không mong muốn. Trong một bữa đừng ăn quá nhanh, quá no. Hãy chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn chậm, nhai kỹ.

5. Đau quặn từng cơn và tiêu chảy

nhung-kieu-dau-bung-thuong-gap-nhat-bac-si-chi-ra-nguyen-nhan

Nếu bạn cảm thấy nhói đau và đau quặn thắt từng cơn, tiêu chảy (thường là không ra máu), buồn nôn, nôn mửa, đau cơ hoặc đau đầu và sốt nhẹ thì có khả năng bạn bị viêm dạ dày ruột.

Nguyên nhân: Bạn dễ mắc bệnh viêm dạ dày ruột nếu:

- Ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm

- Sử dụng khăn và đồ dùng cá nhân của người bị nhiễm bệnh

Giải pháp:

Để tránh bị nhiễm trùng gây viêm dạ dày ruột, hãy tự giác tiêm phòng vắc-xin, rửa tay trước khi ăn, đảm bảo các thành viên trong gia đình sử dụng vật dụng cá nhân riêng biệt và tiến hành khử trùng các vật dụng trong nhà.

6. Đau nhẹ và khó tiêu:

nhung-kieu-dau-bung-thuong-gap-nhat-bac-si-chi-ra-nguyen-nhan

Đau nhẹ và khó tiêu là một số triệu chứng phổ biến cho thấy không dung nạp Lactose - đường và sữa. Điều này có thể gây ra tiêu chảy, tăng khí hoặc táo bón… Một số triệu chứng khác có thể bao gồm đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung, đau cơ và khớp và loét miệng..

Nguyên nhân: Không dung nạp đường sữa là do sự thiếu hụt enzyme đường ruột, vốn giúp phân tách đường sữa thành 2 loại đường nhỏ hơn (glucose và galactose) để ruột có thể hấp thụ.

Giải pháp: Bạn nên tuân theo chế độ ăn kiêng không có đường, sữa. Tuy nhiên, để đảm bảo bạn không bị thiếu canxi và các dưỡng chất từ đường, sữa, hãy bổ sung vào bữa ăn bông cải xanh, cải xoăn, cá ngừ hay cá hồi…

7. Tiêu chảy mãn tính, đầy hơi

nhung-kieu-dau-bung-thuong-gap-nhat-bac-si-chi-ra-nguyen-nhan

Tình trạng tiêu chảy mãn tính, đầy hơi, không dung nạp gluten, có nhiều triệu chứng, trong đó phổ biến nhất là tiêu chảy, táo bón, phân có mùi, đầy hơi, đau bụng, gặp vấn đề về da, giảm cân không giải thích được và trầm cảm.

Nguyên nhân: Đây là phản ứng miễn dịch đối với một loại protein trong lúa mì và các ngũ cốc khác. Không dung nạp gluten là bệnh di truyền trong gia đình.

Giải pháp: Bạn nên tránh các thực phẩm và sản phẩm làm từ lúa mì, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị y tế có thể.

8. Đau dữ dội ở phần bụng trên bên phải và dưới vai: Sỏi mật

nhung-kieu-dau-bung-thuong-gap-nhat-bac-si-chi-ra-nguyen-nhan

Vị trí đau bụng ở bên phải, phía dưới vai cho thấy khả năng bạn bị sỏi mật. Người ta thường không nhận ra trong cơ thể mình có sỏi mật cho đến khi xảy ra tình trạng viêm. Viên sỏi bị mắc kẹt gây tắc ống dẫn mật từ gan đến ruột non. Các triệu chứng xuất hiện lúc này sẽ là: đau dữ dội, đột ngột ở vùng bụng trên bên phải, sốt, run rẩy và buồn nôn.

Nguyên nhân: Có một số yếu tố nguy cơ hình thành sỏi mật:

- Thừa cân hoặc béo phì

- Ngồi nhiều và ít vận động

- Mang thai

- Ăn nhiều thực phẩm nhiều chất béo và cholesterol cao, không ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ

- Tiểu đường

- Uống thuốc có chứa estrogen như thuốc tránh thai hoặc thuốc trị liệu bằng hormone

Giải pháp

Để ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật, bạn nên tuân theo một số quy tắc đơn giản: đừng bỏ bữa ăn, hãy kiểm soát cân nặng hợp lý. Nên thận trọng nếu như bạn đang ăn kiêng vì giảm cân quá nhanh làm tăng nguy cơ sỏi mật. Ngoài ra, béo phì hoặc thiếu cân khiến cơ thể bạn có nguy cơ hình thành sỏi mật cao.

9. Đau nhói ở gần rốn, bên phải: 

nhung-kieu-dau-bung-thuong-gap-nhat-bac-si-chi-ra-nguyen-nhan

Đây có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa cần điều trị ngay lập tức. Triệu chứng của viêm ruột thừa là đau nhói ở gần rốn hoặc bụng trên rồi di chuyển xuống bụng dưới bên phải, sưng bụng, sốt cao...

Nguyên nhân: Viêm ruột thừa có thể là do tắc nghẽn bên trong ruột thừa, mô ruột thừa bị mở rộng (do nhiễm trùng ở đường tiêu hóa hoặc ở một bộ phận khác của cơ thể) hoặc do ký sinh trùng tăng trưởng gây nhiễm trùng và làm tổn thương ruột thừa.

Giải pháp: Viêm ruột thừa ít gặp hơn ở những người tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như rau quả tươi.

Đau bụng là hiện tượng mà ai cũng gặp phải. Biểu hiện đau bụng có thể gặp trong nhiều bệnh, việc biết được mình có thể đang gặp vấn đề ở bộ phận nào cho phép bạn chủ động hơn trong việc khắc phục tình hình. Tuy nhiên khi đau bụng chưa rõ nguyên nhân thì không nên chữa theo kiểu dân gian hay tự mình "kê thuốc", người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế và dùng thuốc theo sự mách bảo của bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn Brightside

Vì sao bị đau bụng khi uống sữa?

Theo ước tính của các nhà khoa học, có hơn 85% người trên thế giới mắc phải triệu chứng đau bụng đau khi uống sữa, trong đó có khoảng 22% trường hợp gặp phải ở những có độ tuổi trên 50. 

Tình trạng đau bụng sau khi uống sữa thường không hiếm gặp, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi. Biểu hiện thường thấy nhất đó chính là tình trạng sôi quặn bụng, tiêu chảy sau khi uống sữa. Để lý giải cho những thắc mắc của bạn, BS Nguyễn Minh Hồng – BV Chợ Rẫy cho biết có 2 nguyên nhân

- Đường tiêu hóa không có khả năng dung nạp Lactose

- Dị ứng với sữa

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo, khi gặp phải tình trạng đau bụng sau khi uống sữa thì nên xem xét loại sữa bạn đang sử dụng, xem hạn sử dụng và một số thành phần cấu thành của chúng. Song song với vấn đề này, các bạn có thể bổ sung thêm sữa chua hoặc sử dụng trà gừng để cải thiện triệu chứng khó chịu ngay kịp thời.


Theo Bestie